Xây Dựng Thương Hiệu Diếp Cá Kế Xuyên

Hơn 25 năm nay, 48 hộ dân ở tổ 4, thôn Kế Xuyên 1, xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đã thoát nghèo, nuôi con ăn học nhờ trồng rau diếp cá. Địa phương đang xây dựng thương hiệu cho loại rau này.
Đang tranh thủ cắt rau diếp cá để kịp cho thương lái đến mua, chị Võ Thị Lai (thôn Kế Xuyên), người gắn bó với nghề trồng diếp cá 25 năm nay, chia sẻ: “Nhà chỉ có 1 sào đất nông nghiệp nhưng gia đình quyết tâm chuyển đổi sang trồng rau diếp cá. Thấy đầu ra rau này có thu nhập cao gấp 3 lần làm lúa nên tôi tiếp tục thuê thêm 2 sào đất nữa để mở rộng diện tích diếp cá”.
Mỗi năm chị Lai trả tiền thuê đất 3 triệu đồng. Hiện nay, ngoài việc cắt rau diếp cá nhà, chị Lai còn mua thêm rau của 5-7 hộ dân khác để đem bán cho các thương lái. Chị Lai bỏ mối rau tại Bình Triều, Chu Lai, Cẩm Khuê, với giá 7.000 đồng/chục.
Từ tháng năm trở đi, thời tiết bắt đầu khô hạn thì giá rau diếp cá có thể tăng lên 12.000 đồng/chục. Mỗi ngày, chị Lai cắt và mua hơn 1 tấn rau diếp cá, trừ chi phí, chị thu nhập từ 200.000-300.000 đồng/ngày. “Gia đình tôi có được cuộc sống ổn định, con cái học hành cũng nhờ vào nguồn rau diếp cá” – chị Lai vui vẻ cho biết.
Bà Dương Thị Mận có hơn 20 năm trồng rau diếp cá cho hay: “Nhà cũng có 1 sào rau diếp cá nhưng nhờ biết cách chăm sóc nên rau được thu hoạch quanh năm. Rau diếp cá rất dễ trồng, chỉ cần tận dụng nguồn phân chuồng của gia đình đem bón thúc. Không chỉ đỡ tốn kém trong khâu mua nguyên liệu ban đầu, việc chăm sóc rau cũng khá đơn giản, chỉ cần đảm bảo nước tưới, không để ruộng bị khô là rau diếp cá có thể sinh trưởng tốt”.
Ông Võ Văn Quảng - Chủ tịch UBND xã Bình Trung cho biết: “Hiện nay đa số các hộ dân trồng rau vẫn tự tìm đầu ra cho sản phẩm. Địa phương cũng biết trồng rau diếp cá thu lợi cao gấp 3 lần trồng lúa và cũng đã nghĩ đến vấn đề đưa vùng trồng rau diếp cá trở thành vùng chuyên canh.
Nông dân gần như không lo đầu ra bởi thu hoạch được bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Xã đang xây dựng thương hiệu cho làng rau diếp cá Kế Xuyên 1 nhằm giúp bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm của mình được cao giá hơn và bền vững hơn”.
Related news

Hiện nhiều hộ trồng chuối ở miền Tây Nam bộ đang khóc ròng, vì chuối rớt giá mạnh do thị trường Trung Quốc ngưng mua...

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 5 ước đạt 2,37 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 5 tháng lên 11,4 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2014.

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp ông Trương Xuân Thiệt đó là một lão ngư quắc thước, vạm vỡ với làn da ngăm rám nắng. Chúng tôi bị cuốn hút bởi những câu chuyện bình dị về biển cả, về những lần ông xả thân cứu các thuyền viên và tình yêu mãnh liệt của ông với biển khơi, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Thành phố Đông Hà (Quảng Trị) hiện có diện tích trồng rau trên 146 ha, trong đó có khoảng 21 ha đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, sản lượng rau hàng năm đạt trên 3.200 tấn; giá trị thu nhập trên 1 ha diện tích canh tác rau đạt từ 100 - 120 triệu đồng, 1 ha rau an toàn đạt khoảng 300 - 350 triệu đồng.

Sở Công Thương Thái Bình vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản, thực phẩm, thủy - hải sản của tỉnh vào thị trường Hà Nội.