Dân Tích Cực Dời Gia Súc Khỏi Gầm Nhà Sàn
Nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà ở là thói quen lâu đời của bà con các dân tộc vùng cao nói chung và trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, bởi xuất phát từ việc muốn bảo vệ gia súc khỏi bị thú dữ ăn thịt, cũng như để tiện quản lý, chăm sóc vật nuôi.
Tuy nhiên, việc nhốt vật nuôi dưới gầm sàn nhà ở không chỉ gây nên những âm thanh ồn ào mất trật tự, mất thẩm mỹ, gây mùi hôi khó chịu, mà còn là nguyên nhân của nhiều loại bệnh tật phát sinh cho con người và làm ô nhiễm môi trường sống.
Thực hiện chương trình xây dựng đời sống văn hóa mới gắn với nội dung bảo vệ sức khỏe người dân, phát triển đàn gia súc hàng hóa; những năm gần đây, nhiều địa phương của huyện Hà Quảng đã tích cực thực hiện việc di dời chuồng trại chăn nuôi cùng gia súc, gia cầm ra khỏi gầm sàn nhà ở.
Trong năm 2013, toàn huyện đã có 732 hộ thực hiện di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm nhà sàn, đạt 95,6% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, một số xã có số hộ thực hiện di dời chuồng trại gia súc vượt so với kế hoạch đăng ký như: Sỹ Hai 124 hộ, vượt 44%; Cải Viên 79 hộ, vượt 113%; Sóc Hà 45 hộ, vượt 33%; Trường Hà 14 hộ, vượt 55%.
Việc một số xã thực hiện vượt kế hoạch đăng ký do trong năm 2013, là do ngoài nguồn vốn hỗ trợ theo Nghị quyết 30a, huyện Hà Quảng được tỉnh hỗ trợ thêm 1,2 tỷ đồng để phục vụ chương trình di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn, nâng tổng hỗ trợ cho mỗi hộ nghèo thực hiện di dời lên 3 triệu đồng/hộ. Riêng xã Sỹ Hai còn được hỗ trợ từ Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo.
Như vậy đến nay, Hà Quảng đã có 5/19 xã, thị trấn đã hoàn thành nội dung này, trong đó có các xã: Đào Ngạn, Nà Sác, Hạ Thôn, Quý Quân và thị trấn Xuân Hoà. Tuy vậy, vẫn còn trên 1.770 hộ tại 14 xã cần phải di dời chuồng trại gia súc, gia cầm ra khỏi gầm nhà sàn trong thời gian tới, trong đó tập trung ở các hộ tại các xã vùng cao.
Thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ Hà Quảng, đến năm 2015, huyện phấn đấu hoàn thành việc di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn. Nhưng tính đến hết quý I/2014, cả huyện đã có trên 470 hộ đăng ký di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm nhà sàn trong năm 2014.
Related news
Những năm gần đây, phong trào nuôi rắn ri voi (ri tượng) phát triển mạnh ở Cà Mau và các tỉnh ÐBSCL. Giá rắn ri voi thương phẩm và rắn giống rất cao, nên nhiều bà con quan tâm và chọn nuôi loài động vật này để phát triển kinh tế. Nhiều kiểu nuôi rắn được áp dụng như: nuôi trong khạp, trong lưới, trong bể xi-măng, trong ao đất…
Bên cạnh thế mạnh về thủy sản, thời gian qua, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) còn chú trọng phát triển đàn vật nuôi, nhất là nuôi bò, nuôi dê sinh sản, giúp cải thiện cuộc sống người dân.
Vùng cực nam Trung Bộ vừa trải qua một vụ nóng hạn tồi tệ. Cuộc sống con người bị chao đảo vì thiếu nước. Những cánh đồng nứt nẻ, cây trồng héo khô. Nhiều đàn gia súc ốm o, xơ xác vì khát. Những hình ảnh này gợi lên suy nghĩ về nhu cầu khẩn thiết là nước ngọt cho chăn nuôi.
Không chỉ mất cân đối về quy hoạch giữa nguồn lương thực xuất khẩu và nguồn nguyên liệu chăn nuôi trong nước, gây những xáo trộn mà những quan sát mới nhất từ các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, vị thế cây lúa đã qua “thời gái son”, không chỉ thị trường xuất khẩu co hẹp mà còn đang làm sụt giảm đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp...
Những năm qua, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đều hướng người chăn nuôi sản xuất theo hướng tập trung, chăn nuôi trang trại, công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ vẫn duy trì và hằng năm cung ứng một sản lượng không nhỏ phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT khẳng định tiếp tục bám sát mục tiêu đề ra, song vẫn có những hỗ trợ cần thiết cho chăn nuôi nhỏ lẻ, từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.