Giá ngô thương phẩm kém hấp dẫn
Anh Nguyễn Văn Xuân, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) vừa thu hoạch sớm 9 công ngô (9.000m2) vụ hè thu (trồng tháng 3) nói: “Tôi trồng sớm là nhờ nước tưới, năng suất đạt trên 7 tấn tươi/ha (100 kg ngô tươi = 75 kg khô-PV) bán tại ruộng giá 3.600đ/kg, tổng cộng được 25 triệu đồng, sau khi trừ chi phí (giống, phân bón, công lao động) hết 16-18 triệu đồng/ha, còn lời 7 triệu đồng/ha. Trong khi mấy năm trước giá rất ngon, lên tới 3.900-4.100đ/kg bắp tươi”
Anh Trịnh Quốc Chung, cán bộ nông nghiệp xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc cho biết, ở địa phương đang thu hoạch ngô lai rai sản lượng không nhiều mà giá đã thấp, so thời điểm này năm ngoái giá ngô tươi giảm khoảng 200-300đ/kg, nên tới đây bước vào thu hoạch rộ không biết nó sẽ ra sao? Nếu giá xuống 3.000-3.200đ/ngô tươi thì nông dân chỉ có huề vốn.
Không chỉ nông dân than ít lời mà nhiều đại lý vật tư nông nghiệp thu mua gom trữ ngô khô của nông dân từ vụ trước (ĐX 2014-2015) cũng than phiền là bỏ tiền tỷ “đầu cơ” nhưng không có lãi.
Chị Minh, chủ một đại lý cấp 1 ở xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc cho biết, ngoài việc kinh doanh phân bón, thuốc sâu thì hầu như năm nào chị cũng trữ ngô khô để bán cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trong tỉnh. Năm nay, vụ bắp ĐX 2014-2015 chị mua trữ khoảng 100 tấn ngô khô với giá mua bình quân 5.300đ/kg. Thế nhưng, hiện ngô khô bán cho nhà máy TĂCN giá cũng từng ấy.
“Tôi đang cần tiền nhập mặt hàng phân, buộc phải bán bớt 50 tấn giá 5.290đ/kg cho một nhà máy trong tỉnh, họ nói bắp Mỹ NK có trên 5.000đ/kg thì lấy đâu ra mua cao được. Như vậy, tính ra không lãi, nhưng lỗ ở khoản chi phí xử lý mối mọt, lưu kho vận chuyển”, chị Minh nói.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2015, cả nước NK ngô đạt 3,2 triệu tấn, tăng gần 800 ngàn tấn, tương đương tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ riêng Đồng Nai đã NK đến 1,1 triệu tấn ngô. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giá ngô trong nước giảm.
Trong khi người trồng ngô lấy hạt đang gặp khó về giá, thì người trồng ngô lấy thân từ 2 năm nay lại đang có thu nhập ổn định. Theo ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, trồng 1 ha ngô lấy thân nông dân có thể thu lãi 20-25 triệu đồng. Theo tính toán, nếu trồng ngô lấy bắp phải mất từ 90-100 ngày mới cho thu hoạch, còn lấy thân thời gian ngắn hơn chỉ có 80 ngày mà chi phí đầu tư ít hơn.
Vẫn theo ông Hiệp, những năm trước việc trồng ngô lấy thân bán cho các nhà máy chế biến TĂCN manh mún vài ha. Từ năm 2013 đến nay, nhờ giá cao cùng đầu ra ổn định nên bà con nông dân mạnh dạn nhân rộng diện tích lên hơn 100 ha. Nhiều hộ trồng ngô lấy thân suốt 3 vụ/năm cho thu nhập tổng cộng 100 triệu đồng.
Theo bà Huỳnh Thị Diệu (Phòng NN-PTNT huyện Xuân Lộc), diện tích trồng ngô toàn huyện vụ hè thu 2015 là 5.300 ha, trong đó trồng lấy thân chưa thống kê được, nhưng qua đó huyện đã khuyến cáo bà con chỉ nên trồng ngô lấy thân trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả. Bởi nếu mở rộng diện tích và trồng lâu dài sẽ không có lợi cho môi trường đất, vì nó quay vòng mùa vụ nhanh dẫn đến tình trạng đất thiếu dưỡng chất, nhanh nghèo kiệt, sâu bệnh tích trữ nhiều do không được luân phiên cây trồng.
Related news
Thời gian gần đây, người trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) rất phấn khởi do giá sả liên tục ổn định ở mức cao, nhiều hộ thu lợi nhuận tới 150 triệu đồng/ha/năm. Chính vì vậy, từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích trồng sả ở địa phương liên tục tăng, hiện đạt gần 450ha.
Nhằm nâng cao hiệu quả canh tác trên vùng đất pha cát nhẹ ven chân núi Ba Thê, nông dân thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn - An Giang) đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong đó, phải kể đến mô hình trồng khoai cao xen canh với lúa, vừa mang lại lợi nhuận cao vừa có tác dụng cải tạo đất hiệu quả.
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh trên địa bàn xã Yên Trạch (Cao Lộc - Lạng Sơn). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Đối với giống K95-156 đẻ nhánh khỏe, phát triển rất nhanh, lóng lớn và dài, chịu hạn tốt, năng suất trên 85 tấn/ha. Cả 2 giống mía trồng theo mô hình không tưới nước.
Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh Lý Thường Tình cũng như nhiều hộ dân ở thôn Đức Long 2, xã An Nông (Triệu Sơn - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá - giàu.