Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề nuôi cá sinh sản ở Thiệu Tâm

Nghề nuôi cá sinh sản ở Thiệu Tâm
Publish date: Tuesday. September 15th, 2015

Những ngôi nhà tầng khang trang tạo nên bề thế cho nơi được người dân trong vùng gọi là “phố Hậu Hiền” này đa phần của các gia đình có nghề ương nuôi và kinh doanh cá giống.

Điều đó càng cho thấy nghề truyền thống này ở Thiệu Tâm vẫn đang trong giai đoạn phát triển hưng vượng. Chạy dọc theo đường tỉnh 515 khoảng hơn 1km, chúng tôi ghi nhận có hàng chục ao, hồ nuôi cá được kè bờ kiên cố. Những tấm lưới xanh - đỏ được dùng để chia nhỏ các ao nuôi, hoạt động bắt cá, chở cá, bán cá giống nhộn nhịp khắp các bờ ao, ngõ xóm... đã trở thành những hình ảnh đặc trưng của làng quê này.

Hỏi về lịch sử nghề ương nuôi cá bột ở đây, những người trong cuộc cũng không biết rõ đã tồn tại chính xác bao lâu, nhiều gia đình chỉ biết nối nghiệp nhau từ đời ông, đời cha rồi các thế hệ sau mà phát triển. Hơn 20 ha mặt nước ao hồ của xã được tận dụng và khai thác triệt để phục vụ phát triển hoạt động ương nuôi các giống cá.

Nghề phát triển nhộn nhịp nhất là từ đầu xuân đến hết mùa thu, mùa đông tạm trầm lắng do tiết trời lạnh giá, ương nuôi cá không hiệu quả.

Lúc cao điểm, xã Thiệu Tâm có hơn 300 gia đình tham gia cho cá sinh sản nhân tạo, ương nuôi, buôn bán dịch vụ liên quan đến cá giống. Nhờ đó, hàng trăm lao động, chủ yếu tại các thôn Đồng Thanh, Đồng Tiến 1, Đồng Tiến 2, Đồng Tâm... có việc làm và thu nhập ổn định.

Trong mùa xuất bán cá, mỗi ngày có cả trăm lượt người từ các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Đông Sơn... đến mua cá giống để bán lẻ khắp các huyện, thị xã trong tỉnh. Hàng chục gia đình ở xã Quảng Tâm (Quảng Xương) cũng thường xuyên lên đây mua ấu trùng cá mới nở về ương nuôi thành cá giống để bán.

Nhiều người dân địa phương đều ghi nhận, người có công đầu trong việc mày mò nghiên cứu và cho cá sinh sản thành công là bác Nguyễn Xuân Thái, ở thôn Đồng Thanh.

Thấy có khách hỏi thăm, bác Thái mời chúng tôi vào nhà và dẫn thăm cơ sở ương nuôi cá trắm sinh sản ngay trong vườn. Bác Thái cho biết: Trước đây, bà con trong xã phải ra tận khu vực sông Hồng để vớt trứng cá về cho ương nuôi, bởi cá trôi, trắm, chép...

Trong môi trường nuôi ao thường không sinh sản hoặc đẻ trứng nhưng không nở thành con được. Nguồn trứng cá tự nhiên dần cạn kiệt, hơn nữa lại thấy bà con mình lặn lội ra tận miền Bắc lấy trứng cá vất vả.

Nên từ năm 1983, bác đã xây bể, mày mò nuôi cho cá trắm, cá trôi sinh sản rồi vừa làm vừa tự rút kinh nghiệm. Sau nhiều lần thất bại, bác Thái đã tìm được “chìa khóa” cho việc nuôi cá sinh sản là phải tìm cá bố mẹ đúng thời điểm động dục, nuôi nhốt trong môi trường nước liên tục chảy.

Thế rồi hệ thống các bể cao - thấp khác nhau, được bơm nước tuần hoàn, có các vòi phun được ra đời đã kích thích cá sinh sản và thụ tinh như trong môi trường tự nhiên.

Hiện tại, ngoài 3 ha ao nuôi cá bố mẹ, gia đình bác Thái còn xây dựng 8 hệ thống bể nhân tạo cho cá sinh sản. Hàng tuần, các công nhân liên tục kéo cá bố mẹ từ các ao lớn để kiểm tra, con nào đến kỳ sinh sản được vớt riêng, tiêm thuốc kích thích rồi thả về các bể nhân tạo để đẻ trứng.

Mỗi năm, một con cá mẹ có thể sinh sản 3 đến 4 lần, mỗi lần hàng trăm nghìn trứng. Trứng sau khi được cá bố thụ tinh, gia đình mở cống cho chảy xuống một bể phía dưới để “ấp”. Khoảng 30 đến 35 ngày sau, hàng vạn cá giống lại được xuất bán. Trung bình, mỗi năm gia đình bác Thái sản xuất khoảng 200 triệu con cá giống, thu lãi khoảng 150 triệu đồng.

Từ mô hình của bác Thái, khoảng từ năm 1994 đến nay, nhiều gia đình trong xã đã học hỏi và phát triển mô hình nuôi cá sinh sản nhân tạo, đem lại thu nhập cao.

Đó cũng là bước ngoặt lớn cho nghề ương nuôi cá giống ở Thiệu Tâm, bởi trước đây nguồn cá giống nước ngọt của tỉnh đa phần phải vận chuyển về từ các tỉnh phía Bắc, nay cá giống Thanh Hóa lại trở thành nguồn để đưa ra chính các địa phương này.

Nhiều hộ dân khác trong xã như gia đình các anh: Trần Văn Thành, Trần Trọng Quyền, Nguyễn Văn Tuyên... cũng có lợi nhuận từ hàng chục đến cả trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nghề truyền thống này.


Related news

Sản Phẩm Gia Cầm Khó Tiêu Thụ Sản Phẩm Gia Cầm Khó Tiêu Thụ

Tình hình dịch cúm gia cầm xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã làm cho người tiêu dùng e ngại sử dụng các sản phẩm gia cầm, khiến mặt hàng này bị giảm sức mua và rớt giá. Người nuôi và các tiểu thương mua bán ở các chợ đều lo thua lỗ, hoặc phá sản.

Friday. February 28th, 2014
Điểm Sáng Phát Triển Cây Vụ Đông Ở Huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) Điểm Sáng Phát Triển Cây Vụ Đông Ở Huyện Tiên Lãng (Hải Phòng)

Từ nhiều năm qua, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) được đánh giá là điểm sáng phát triển cây trồng vụ đông với diện tích chiếm gần 1/3 diện tích cây vụ đông toàn thành phố. Kết thúc năm 2013, nông dân Tiên Lãng có một vụ đông thắng lợi với tổng giá trị sản lượng đạt gần 600 tỷ đồng (tăng 20% so với vụ đông năm 2012). Cây vụ đông bước đầu trở thành vụ sản xuất hàng hoá, đem lại thu nhập cao, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Friday. February 28th, 2014
"Vàng Đen" Ở Xuân Thọ (Đồng Nai)

Vùng chuyên canh cây hồ tiêu ở xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) có diện tích khá lớn với gần 500 hécta. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nhiều nông dân đang bước vào vụ thu hoạch với niềm vui trúng mùa, được giá.

Friday. February 28th, 2014
Không Sử Dụng Giống Khoai Mì Bị Nhiễm Bệnh Không Sử Dụng Giống Khoai Mì Bị Nhiễm Bệnh

Qua khảo sát của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho thấy, những năm gần đây, tình hình dịch hại trên cây mì có nhiều diễn biến phức tạp, một số đối tượng dịch hại nguy hiểm có nguy cơ lây lan trên diện rộng như: Bệnh chổi rồng, bệnh xì mủ thân (do vi khuẩn), rệp sáp bột hồng và một số loài rệp sáp khác.

Friday. February 28th, 2014
Bài Học Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại Cà Mau Bài Học Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại Cà Mau

Năm 2013, có 1.392 hộ và 516,76 ha tham gia bảo hiểm với tổng mức phí 22,38 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ trên 13 tỷ đồng. Có 1.575 vụ tôm thiệt hại trên tổng số 1.392 hợp đồng với diện tích 496,409, chiếm 96,1% tổng diện tích tham gia bảo hiểm.

Saturday. March 1st, 2014