8 tháng toàn tỉnh sản xuất hơn 1,3 tỷ tôm giống
Trong đó có hai cơ sở lớn là Công ty cổ phần CP Việt Nam-Chi nhánh Quảng Bình gần 1,3 tỷ tôm giống và Trung tâm Giống thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) 27 triệu tôm giống.
Theo thống kê, năm 2015 diện tích nuôi tôm 962ha, đạt 77% kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ, cụ thể: nuôi tôm sú 237ha, tôm thẻ chân trắng ao đất 503ha, ao cát 221ha. Sản lượng tôm đạt hơn 4.000 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, tình hình nuôi trồng thuỷ sản vẫn gặp rất nhiều khó khăn như: công tác kiểm soát nguồn giống và kiểm soát dịch bệnh; người dân nuôi tôm còn theo phong trào, không nắm vững kỹ thuật, quy trình nuôi, xả thải tuỳ tiện ra môi trường...
Trong khi đó, cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ về kiểm soát, kiểm dịch, khuyến cáo, hỗ trợ, hướng dẫn người nuôi tôm từ khâu mua giống, áp dụng các biện phát kỹ thuật nuôi, xử lý dịch bệnh, thanh kiểm tra và xử lý các đơn vị cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản kém chất lượng.
Do vậy, xuất hiện tình trạng có hộ phải nuôi 7 tháng, thậm chí 9 tháng tôm mới đủ kích cở tiêu thụ thay vì khoảng 3,5 tháng như trước đây và giá bán tôm năm 2015 thấp hơn so với các năm nên hiệu quả không cao (ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh chỉ có 20% hộ nuôi có lãi, còn lại chỉ hoà vốn hoặc lỗ)...
Được biết, các cơ quan chức năng đang xây dựng mô hình nuôi tôm theo công nghệ nano tại huyện Lệ Thuỷ, sau khi khảo nghiệm hoàn thành sẽ phát triển tại một số cơ sở nuôi tôm trên địa bàn.
Related news
Cần hình thành các mô hình chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm, từ chăn nuôi - giết mổ - buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đồng thời ưu tiên phát triển các nguồn giống tốt và rút ngắn thời gian nghiên cứu các ứng dụng khoa học về chăn nuôi, sớm đưa vào sản xuất để góp phần hạ giá thành.
Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.
“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.
Giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg giúp nhiều nông dân có thu nhập khá
Đầu vụ lúa hè - thu 2015, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhưng hiện nay lại xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại lúa. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng, trị.