Kỹ Thuật Nuôi Cá Vược Thương Phẩm Trong Ao Nước Ngọt
Lates calcarifer (Block 1790) thường được gọi là cá vược hay cá chẽm, là một loài cá có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á và Thái Bình Dương.
Cá được nuôi thương phẩm nhiều ở Uác, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Philipin và Hàn Quốc trong các ao nước lợ và ngọt. Do có giá trị thương phẩm khá cao nên cá vược trở thành đối tượng nuôi hấp dẫn cho các cơ sở nuôi thủy sản cả quy mô nhỏ và quy mô lớn.
Năm 2007, phòng NN-PTNT huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình triển khai thực hiện mô hình nuôi cá vược thương phẩm ở 2 ao: Hộ ông Trần Văn Nghĩa diện tích 2.200 m2 và bà Phạm Thị Liên diện tích 2.800 m2, thuộc xã Đông Giang.
1. Chuẩn bị ao nuôi
Cuối tháng 4 các hộ nuôi tiến hành tháo cạn ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạch cỏ bờ ao, lấp hết hang hốc, chỗ rò rỉ, tu sửa lại bờ ao. Vét bùn lỏng dưới đáy ao chỉ để lại lớp bùn đáy khoảng 15-20 cm.
Dùng 500 kg vôi bột rải khắp đáy ao và bờ ao để ổn định pH, tăng hệ đệm của môi trường. Phơi nắng đáy ao trong 3 ngày, lọc mức vào ao đạt 1,2m tiến hành thả ương bột cá mè để làm thức ăn ban đầu cho cá vược giống. Kiểm tra các yếu tố môi trường đảm bảo trước khi thả giống vược.
2. Thả giống
Thời gian thả giống 25/5/2007, cỡ giống cá thả: 6-8 cm, số cá thả trong 2 ao là: 6.000 con, mật độ 1,2 con/m2. Cá giống được lấy từ Cty Giống thủy sản Cầu Nguyệt, Kiến An - Hải Phòng. Cá khỏe mạnh, không mất nhớt, bơi lội nhanh nhẹn, không bị bệnh.
3. Chăm sóc quản lý
a. Thức ăn:
Tháng đầu thức ăn của cá vược là cá mè hương, giống có sẵn trong ao. Tháng tiếp theo luyện cho cá vược ăn cá tạp, cá rô phi băm nhỏ. Trong hai tháng đầu mỗi ngày cho cá ăn 10% trọng lượng thân cá, các tháng tiếp theo cho ăn từ 3-5% trọng lượng thân cá. Cho ăn ngày 2 lần, vào 8 giờ và 16 giờ. Cá vược không ăn thức ăn chìm, vì vậy khi ném thức ăn xuống ao phải từ từ, quan sát thấy hiện tượng cá phân tán lúc đó cá đã no thì ngừng cho ăn.
b. Quản lý môi trường ao nuôi
Mực nước ao luôn duy trì >1,2m. Hai tháng đầu thay nước 1 lần/tháng, khoảng 50% lượng nước trong ao. Ngoài ra, tùy chất lượng nước, có thể tiến hành thay nước nhiều lần/tháng.
Định kỳ 15 ngày khử trùng nước ao 1 lần bằng vôi bột với lượng 1,5-3,0 kg/100 m3 nước ao, hòa loãng té đều khắp ao để đảm bảo tốt môi trường nước nuôi.
c. Theo dõi bệnh cá và biện pháp phòng trị bệnh
Sau 20 ngày thả giống kiểm tra cá phát hiện thấy ở cả hai ao nuôi cá vược đều bị bệnh trùng mỏ neo, tiến hành xử lý dùng vôi bột 2 kg/100 m3 hòa nước tét đều mặt ao, lá xoan bó thành từng bó ngâm xuống ao với lượng 0,3 kg/m3 nước, 4 ngày sau thay nước và kiểm tra lại thấy trùng mỏ neo bám trên cá còn ít, cho tiếp lá xoan xuống ao ngâm lần hai, sau vài hôm kiểm tra lại không còn thấy trùng mỏ neo trên thân cá nữa.
4. Kết quả mô hình
Qua kiểm tra cho thấy: Hộ ông Nghĩa cá có trọng lượng lớn hơn so với hộ bà Liên, sự phân đàn không lớn, trọng lượng đạt từ 600-1.000g: cỡ cá 1.000g chiếm tỷ lệ khoảng 10%, từ 700-
Hiệu quả mô hình: Lãi ròng = tổng thu - tổng chi phí.
Hộ ông Nghĩa: 81.290.000 - 72.637.000 = 8.653.000 đ/2.200 m2.
Hộ bà Liên: 90.530.000 - 84.429.000 = 6.101.000 đ/2.800 m2.
5. Một số kinh nghiệm rút ra từ mô hình
Cá vược là đối tượng rộng muối, sinh trưởng và phát triển được ở ao hồ nội đồng. Quy mô diện tích ao nuôi từ vài trăm m2 đến vài nghìn m2, độ sâu 1,0-1,2m, thuận tiện cấp, tiêu nước và chăm sóc quản lý.
Chọn giống nuôi đảm bảo chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng. Cá được thuần dưỡng hạ độ mặn xuống 5‰ trước khi vận chuyển từ cơ sở dịch vụ con giống về ao nuôi.
Mật độ nuôi trong các ao nội đồng từ 1,0-1,5 con/m2.
Thức ăn cho cá vược chủ yếu là các loại cá tạp, có thể ương bột, hương cá mè làm thức ăn cho cá vược ở giai đoạn cá còn nhỏ để cá bắt mồi chủ động, sau đó cho cá tập ăn quen dần với thức ăn tôm, cá tạp đã chết. Do thức ăn sử dụng chủ yếu là cá tạp nên môi trường ao nuôi dễ bị ô nhiễm, vì vậy trong quá trình nuôi cần được thay nước kết hợp với việc bón vôi định kỳ 15 ngày/lần, liều lượngt ừ 1,5-3,0 kg/100 m3.
Cá vược dễ nhiễm bệnh trùng mỏ neo do đó sau khi thả cá giống xuống ao khoảng 15-20 ngày tiến hành kiểm tra. Nếu có trùng thì dùng lá xoan ngâm xuống ao với liều lượng từ 0,3-0,4 kg/m3.
Chi phí đầu tư cho cá vược lớn hơn so với các đối tượng nuôi truyền thống khác vì vậy những hộ nông dân khi phát triển nuôi cần có vốn và đảm bảo ao nuôi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Related news
Với sự nỗ lực của bà con nhân dân và địa phương, vụ sản xuất Đông Xuân trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã kết thúc, đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, do thời tiết trong năm có nhiều diễn biến hết sức phức tạp. Lượng mưa tiếp tục thiếu hụt khiến nước tại các hồ chứa như Suối Trầu, Sở Quan, Bến Ghe đã cạn nước.
Trong những năm qua, nghề trồng nấm ở Thanh Oai (Hà Nội) đã phát triển mạnh và đem lại hiểu quả kinh tế cao cho người sản xuất nấm, đồng thời giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động tại các địa phương.
Nếu Đề án Chuỗi giá trị tôm, cá toàn cầu của Minh Phú có cơ hội được thực hiện đầy đủ, doanh nghiệp này sẽ trở thành nhà sản xuất và chế biến xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
Ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang, cho biết: 6 tháng đầu năm Chi cục ra quân 16 cuộc thanh, kiểm tra 105 Cty, DN, đại lý, cửa hàng buôn bán VTNN trên địa bàn, đã phát hiện nhiều sai phạm trong kinh doanh và sản xuất thuốc BVTV.
Ngày 21/7, Cty TNHH CJ Vina Agr (Hàn Quốc) đưa vào hoạt động nhà máy SX, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tại KCN Dầu Giây, huyện Thống Nhất (Đồng Nai).