Phú Yên Kiểm Tra Mô Hình Sản Xuất Giống Lúa Có Nguồn Gốc Từ Nhật Bản

Ngày 19/3, Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra mô hình sản xuất giống lúa ĐS1, Akita Komachi, Hananomai, có nguồn gốc từ Nhật Bản và mô hình cánh đồng mẫu sản xuất giống lúa chất lượng cao.
Đoàn công tác của Sở NN-PTNT và Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh kiểm tra mô hình sản xuất giống lúa có nguồn gốc từ Nhật Bản tại xã Hòa Thành (Đông Hòa) - Ảnh: HOÀI NAM
Các giống lúa có nguồn gốc từ Nhật Bản đã được Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) nhập, tuyển chọn và trồng tại xã Hòa Thành (Đông Hòa), Hòa Phú, Trại giống Hòa Đồng (Tây Hòa) và xã Hòa Thắng (Phú Hòa). Theo tiến sĩ Hoàng Kim, giảng viên Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, các giống lúa này trổ đều, năng suất ước đạt từ 75 tạ đến 82 tạ/ha.
Đây là các giống lúa đang được thị trường thế giới ưu chuộng, vì vậy thời gian đến các chuyên gia nông nghiệp tiếp tục lai tạo, trồng khảo nghiệm để lúa thích nghi với đặc tính thổ nhưỡng địa phương, mở rộng mô hình và tiến tới xây dựng cánh đồng lúa Tuy Hòa chất lượng cao.
Related news

Theo thống kê của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa, từ đầu năm đến nay, doanh thu của công ty đạt hơn 2.300 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2014. Hiện nay, thị trường xuất khẩu yến sào Khánh Hòa đang khởi sắc, phát triển mạnh mẽ với hệ thống khách hàng mới, tiềm năng ở Canada, Úc, Nhật Bản...

Từ sau tết đến nay, giá heo hơi liên tục giảm và chưa có dấu hiệu tăng trở lại, nên nhiều hộ chăn nuôi chọn cách giảm đàn hoặc chuyển sang nuôi heo sinh sản để cầm cự.

Thực hiện Dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến nấm Linh chi và nấm Sò tại xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh triển khai, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện A Lưới chọn Hợp tác xã Hoàng Thiện làm đơn vị chủ trì thực hiện dự án.

“Nếu cứ lo thất bại thì chẳng thể nào có ngày thành công. Tôi quyết định bỏ tiền ra thử trồng rau thủy canh theo công nghệ châu Âu một phen…” - bà Phạm Thị Thu Cúc, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng chia sẻ.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp thuộc Sở NN&PTNT, cho biết: Từ đầu năm đến nay, giá gỗ nguyên liệu để chế biến dăm xuất khẩu như bạch đàn, keo lai được các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Định thu mua ở mức ổn định 1,25 triệu đồng/tấn, tăng 200 ngàn đồng/tấn so với thời điểm cuối năm ngoái. Với mức giá cao và ổn định như trên, người trồng rừng đang có lãi trên 500 ngàn đồng/tấn gỗ nguyên liệu.