Siết chặt quản lý sản xuất kinh doanh giống cây trồng

Ngày 29/10, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị Triển khai công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn TP Hà Nội.
Sản xuất thử nghiệm giống lúa mới vụ Mùa 2015 tại huyện Phúc Thọ
Theo Sở NN&PTNT, hiện nay toàn TP có 116 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
Tính đến hết tháng 9/2015, Sở đã tiến hành kiểm tra 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, xử phạt hành chính 1 cơ sở với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bên cạnh đó, công tác khảo nghiệm sản xuất giống cây trồng được tăng cường.
Mỗi vụ khảo nghiệm, thử nghiệm từ 20 - 25 lượt giống cây trồng các loại.
Về cây lúa, hàng năm, Sở đề xuất được 2 - 3 giống lúa có triển vọng về khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu với sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt để đưa vào mở rộng diện tích sản xuất.
Chỉ tính riêng trong năm 2015, Sở NN&PTNT đã lựa chọn được 4 giống lúa triển vọng: MB68, ĐB18, HN6, Sơn Lâm 1.
Về cây màu, Sở đã tiến hành phục tráng, làm thuần giống đậu tương DT84, giống lạc L14; Sản xuất được 1,35 tấn giống khoai tây Solara (đã được cấp xác nhận); Sản xuất đậu tương giống vụ Hè thu với diện tích 210ha.
Ông Đào Duy Tâm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, để quản lý tốt về giống cây trồng trên địa bàn TP, Sở đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất thử các giống cây trồng mới; kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không tuân thủ quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giống cây trồng.
Related news

Nhằm hồi phục và tiếp tục phát triển giống cam chanh đặc sản, từ năm 2011, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai đề tài “Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Dự án tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông phát triển được 9 năm, dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhất là trong năm 2012 chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra sản phẩm không ổn định làm giảm lợi nhuận của người nuôi tôm…

Từ thực tế, anh Thiều Văn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh) đã bắt tay nghiên cứu mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế hiện nay của hình thức nuôi cua biển trong các ao, đầm nước lợ, vùng cửa sông ven biển, đồng thời bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Thỏ lại là loài vật nuôi có vòng đời sản xuất rất ngắn, nhanh tăng đàn, hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy những ưu điểm đó, Phòng LĐ – TB&XH huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã triển khai mô hình nuôi thỏ cho 30 hộ nghèo ở thôn Phú Hòa, xã Trà Phú, bước đầu đạt kết quả khả quan.

Vài năm gần đây, rất nhiều gia đình ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) chú trọng vào nghề chăn nuôi bò sữa. Nhờ sự cần cù, chịu khó của bản thân, sự hỗ trợ tích cực về vốn lẫn kỹ thuật từ chính quyền địa phương, người dân đã biết cách nuôi bò sữa hiệu quả và đã có cuộc sống no đủ hơn.