Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cảnh Báo Dân Nô Nức Tái Đàn Nuôi Gà!

Cảnh Báo Dân Nô Nức Tái Đàn Nuôi Gà!
Publish date: Friday. May 9th, 2014

Giá gà tăng đến 55.000 đ/kg, người chăn nuôi ở Bình Định hồ hởi tái đàn. Tuy nhiên, chuyện tái đàn của họ xem ra chẳng thoái mái tí nào.

Nếu như cách đây 2 tháng, giá gà chỉ hơn 30.000đ/kg, người chăn nuôi có đàn gà càng lớn thì ôm nợ càng nhiều, đua nhau bán đổ bán tháo. Bây giờ, khi giá gà đã tăng đến 55.000đ/kg, có lãi trên 10.000đ/kg thì người chăn nuôi nô nức tái đàn, nhưng rất chật vật.

Giá tăng, ăn mạnh

Sau “cơn bão” dịch cúm gia cầm, đàn gà hàng triệu con ở Bình Định hầu như đã “ra đi” hết, số còn đứng trong chuồng rất ít. Bởi, ngoài số ít đàn gà bị nhiễm bệnh chết, số lớn còn lại do người chăn nuôi “run” quá, sợ dịch bệnh “ghé thăm” nên phải bán đổ bán tháo dù với giá rẻ như cho.

Anh Nguyễn Mạnh Huy, chủ trại nuôi gà thịt ở thôn Hòa Ninh, phường Nhơn Hưng (TX An Nhơn-Bình Định), cho biết: “Ngay trong đợt dịch CGC, trong gia trại của tôi còn kẹt đến hơn 8.000 con gà ta nuôi thịt, dù đã quá tuổi xuất bán nhưng do dịch bệnh hoành hành, những thị trường chuyên tiêu thụ gà thịt của Bình Định đều “bế quan”, không cho gà nhập vào nên tôi phải đi từng quán ăn, quán nhậu trên địa bàn mời chào bán lẻ từng chục gà với giá rẻ mạt.

Cách đây hơn 1 tháng, dịch CGC cơ bản được khống chế, các thị trường tiêu thụ gà của Bình Định mở cửa, giá gà lập tức tăng lên 45.000- 50.000đ/kg, mừng hú vía, tôi lập tức xuất bán sạch chuồng. Sau 1 thời gian dài khan hàng, các thị trường Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông…đều tiêu thụ mạnh gà thịt nên giá tăng rất nhanh, hiện giá gà bán sô lên đến 55.000đ/kg”.

Trong đợt dịch CGC vừa qua, nhờ ngành chức năng và các địa phương ở Bình Định kịp thời phát hiện, bao vây, khống chế các ổ dịch không cho lây lan diện rộng nên nhiều đàn gà của tỉnh này thoát dịch an toàn. Do đó, khi giá gà lên cao, nhiều hộ chăn nuôi có lứa gà vừa đúng tuổi bán vào thời điểm kể như “trúng mánh”.

Chị Phan Thị Minh Thư ở phường Bình Định, TX An Nhơn (Bình Định), thương lái chuyên thu mua, cung ứng gà thịt đi nhiều thị trường trong nước cho biết: “Hiện tôi có mua gom được bao nhiêu gà cũng không đủ cung ứng cho bạn hàng khắp nơi. Mỗi ngày tôi nhận đến vài chục cuộc điện thoại đặt hàng, thế nhưng số lượng gà mua vào rất hạn chế nên cứ phải thất hứa với bạn hàng miết thôi”.

Bình Định là tỉnh có ngành chăn nuôi gia cầm khá mạnh, tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh này thường xuyên được duy trì từ 4,2 đến 4,5 triệu con. Theo tính toán của ông Ngô Văn Thèo, Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NN-PTNT Bình Định), với giá gà hiện nay, người chăn nuôi có lãi hơn 10.000đ/kg gà lông.

Chật vật tái đàn

Khi giá gà tăng cao, thị trường hút hàng, người chăn nuôi gia cầm ở Bình Định hồ hởi tái đàn. Tuy nhiên, chuyện tái đàn của những hộ nuôi gà ở Bình Định xem ra chẳng thoái mái tí nào. Bởi một lẽ đơn giản, sau một thời gian dài bị dịch CGC hành hạ, giá cả thấp, hầu hết người chăn nuôi gà đều lỗ nặng nên giờ không còn vốn để đầu tư tái đàn.

Trong khi đó, kênh đầu tư chính cho chăn nuôi gia cầm ở Bình Định là các đại lý cung ứng thức ăn chăn nuôi giờ cũng đang “đuối” vốn. Anh Năm, chủ 1 đại lý thức ăn chăn nuôi lớn ở thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước (Bình Định), bộc bạch: “Qua thời dịch CGC, hầu hết người nuôi gà trên địa bàn đều lỗ nặng, không còn khả năng trả nợ vay thức ăn nên giờ tôi đang bị họ nợ đến gần 7 tỷ đồng. Mà không phải chỉ mình tôi, hầu hết các đại lý thức ăn chăn nuôi đều đang lâm cảnh tương tự.

“Trước khó khăn của người chăn nuôi trong việc tái đàn, chúng tôi không chỉ bán gà giống giá thấp mà còn thực hiện kích cầu bằng cách chấp nhận bán nợ cho những trang trại lớn, có tiềm năng để tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc tái đàn”, ông Cao Văn Khanh, cho biết.

Do đó, mặc dù hiện nay nhu cầu mua nợ thức ăn của những hộ nuôi gà đang tái đàn là rất cao, nhưng hầu như đại lý nào cũng đang “đuối” vốn. Hiện tôi phải cân nhắc, xem gia trại, trang trại nào uy tín, hoặc là những mối hàng truyền thống mới đầu tư chứ không thể đại trà như trước đây. Tuy nhiên, mức đầu tư cũng chỉ hạn chế chứ không thể thoái mái”.

Anh Nguyễn Ngọc Anh, ở xóm 5, thôn Quảng Nghiệp, xã Phước Hưng (Tuy Phước- Bình Định), cho hay: “Sau khi bán sạch đàn gà 7.000 con trong thời điểm giá rẻ mạt (hơn 30.000đ/kg), đến nay tôi vẫn chưa có khả năng tái đàn. Giờ thấy giá gà tăng cao vút, ham lắm nhưng không có vốn. Năn nỉ lắm nhưng đại lý rất thân thuộc của tôi cũng chỉ chấp nhận đầu tư thức ăn cho 2.000 con, trong khi quy mô chuồng trại của tôi có thể nuôi đến 7.000 con”.

Do bí vốn nên lứa tái đàn này anh không nuôi gà ta mà nuôi gà Lương Phượng để có mức đầu tư thấp hơn. “Gía gà giống Lương Phượng chỉ 9.000đ/con, trong khi gà ta là 13.000đ/con. Thời gian nuôi gà Lương Phượng cũng chỉ 60 ngày là xuất bán, trong khi đó gà ta phải nuôi từ 3 đến 3 tháng rưỡi, do đó đầu tư thức ăn ít hơn.

Dù hiện nay giá gà thịt giống Lương Phượng là 45.000đ/kg, thấp hơn gà ta 20.000đ/kg nhưng tính ra vẫn có lãi. Đầu ra gà Lương Phượng cũng rất rộng, các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp và các quán cơm bình dân mua mạnh loại gà này”, anh Nguyễn Ngọc Anh bộc bạch.

Ông Cao Văn Khanh, GĐ Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp (Tuy Phước), cho biết: “Vào tháng 8 tháng 9 năm ngoái, thời cao điểm giống gà ta có giá đến 25.000đ/con; hiện nay, dù người chăn nuôi đang nô nức tái đàn nhưng giá gà giống cũng chỉ bằng một nửa: 13.000đ/con. Với giá này, những cơ sở SX, cung ứng gà giống không có lãi, nhưng vẫn phải hoạt động để giữ đàn bố mẹ”.


Related news

Rau Gia Vị Trái Vụ Cho Lợi Nhuận Cao Rau Gia Vị Trái Vụ Cho Lợi Nhuận Cao

Giữa tháng Sáu trời nóng nực, nhiều thửa ruộng che phủ vải trắng, lưới nilon ở các vùng sản xuất rau màu tập trung của huyện Gia Lộc nhất là vùng ven thành phố của tỉnh Hải Dương gieo trồng cần tây, tỏi tây, rau mùi… trái vụ vẫn xanh non mơn mởn.

Saturday. July 5th, 2014
Bùng Phát Dịch Bệnh Trên Trà Lúa Hè Thu Bùng Phát Dịch Bệnh Trên Trà Lúa Hè Thu

Đến thời điểm này toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm trà lúa hè thu với hơn 36.600 ha. Tuy nhiên, sự thay đổi bất thường của thời tiết đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát. Cùng với sự cộng hưởng của nhiều yếu tố khác đã và đang khiến lúa bị ảnh hưởng khá nặng.

Saturday. July 5th, 2014
Phá Bỏ Hàng Loạt Vườn Cao Su Phá Bỏ Hàng Loạt Vườn Cao Su

Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, từ miền Đông đến miền Trung, người dân phá bỏ vườn cao su để chuyển sang các loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác do giá mủ cao su giảm mạnh.

Friday. June 13th, 2014
Thanh Long Nóng Giá, Nóng Điện Thanh Long Nóng Giá, Nóng Điện

Chưa có thanh long chính vụ nào lại được giá cao như thế, như năm ngoái được đánh giá là cao nhất mọi năm cũng dừng ở 18 ngàn đồng/kg. Dù vậy, dân trồng thanh long lại đang lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng, vì để dưỡng sức cho dây nên đợt trái này, trước đó mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ để bảo vệ cây.

Saturday. July 5th, 2014
Nông Dân Bị Ép Giá Vì Thiếu... Cầu Nông Dân Bị Ép Giá Vì Thiếu... Cầu

Chỉ cách quốc lộ 20 chưa đầy 20 km, tốn phí qua phà đối với vận chuyển hàng hóa nông sản ra và ngược lại vận chuyển vào vật tư nông nghiệp phân bón thuốc bảo vệ thực vật, lý ra, hàng nông sản của nông dân Thanh Sơn bán giá phải cao hơn để bù đắp chi phí. Thế nhưng, ngược lại, hàng nông sản của họ bị ép giá thấp hơn mức bình thường 10 đến 15%.

Saturday. July 5th, 2014