Gà đồi Sóc Sơn thơm, ngon, chất lượng bảo đảm
Để tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã phối hợp với huyện giúp đỡ các hộ dân ở đây xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn, với quy mô có 62 hộ, thường xuyên có 60.000 con gà, năng lực sản xuất của chuỗi 430 tấn thịt gà/năm.
Phương thức hoạt động là các hộ chăn nuôi theo một quy trình chung cho toàn chuỗi, sản phẩm được Hội chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn kí kết hợp đồng với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Do địa hình các xã nuôi gà ở Sóc Sơn có diện tích đất đồi khá rộng, đây là điều kiện tốt để nuôi gà theo hướng bán chăn thả.
Nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường, các hộ dân ở đây đều thực hiện công tác tiêu độc vệ sinh sát trùng thường xuyên. Trước khi nuôi xông xịt sát trùng chuồng trại theo quy định. Trong suốt quá trình nuôi mỗi tuần xịt toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh (trừ máng ăn, máng uống) 1 lần. Xịt từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 10 bằng dung dịch Biocide 2% với 0,5 lít/m2 chuồng trại lúc trời nắng.
Thức ăn cho gà sử dụng thức ăn bằng công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp để bảo đảm các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và Vitamine. Do đó, gà đồi Sóc Sơn có chất lượng thịt đặc biệt thơm ngon nên bán được giá và nhiều người tiêu dùng biết đến.
Để người tiêu dùng biết đến gà đồi Sóc Sơn và không nhầm lẫn với các loại gà thông thường ở nhiều địa phương khác, hiện nay huyện đang tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm nâng cao giá trị, hỗ trợ về con giống, đặc biệt là gà bố mẹ thuần chủng để người dân tự sản xuất con giống, giảm chi phí đầu vào. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho người dân; xây dựng một cơ sở giết mổ gia cầm bán công nghiệp để quản lý được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm khi đưa ra thị trường.
Related news
Trong thời gian nuôi, cán bộ Trung tâm KN và Trạm Khuyến nông các huyện, TP đã xuống địa bàn thường xuyên để hướng dẫn kỹ thuật và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh về môi trường, dịch bệnh đồng thời đưa ra những kinh nghiệm, những sáng kiến trong nuôi thủy sản để bà con áp dụng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh mở rộng quy mô, ngành chuyên môn sẽ áp dụng các giải pháp đồng bộ để tăng năng suất tôm nuôi. Đồng thời, kết hợp nuôi đa con trên cùng một đơn vị diện tích. Địa phương có giải pháp bố trí, sắp xếp và tạo điều kiện phát huy lĩnh vực khai thác biển, nhất là khai thác xa bờ.
Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 150 - 160 triệu USD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài nhưng không dễ thực hiện vì thiếu nguồn nguyên liệu và giá cả không ổn định.
Qua 6 tháng nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật nên đàn gà phát triển tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp, trọng lượng bình quân đạt 1,6 kg/con, tỷ lệ sống 95%. Tổng số trứng gà đẻ thu được 1.683 quả (trong 3 tháng), tính giá bán thời điểm nuôi với giá 2.800 đ/quả thì tổng thu là 4.712.400đ.
Thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) thu hoạch rộ nấm rơm vụ đông xuân được 88ha, năng suất đạt khoảng 11 tấn/ha, tập trung ở các xã: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa. Thương lái mua tại ruộng nấm rơm tươi loại I, (nấm TP) giá dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, nấm loại II (mê cô) giá từ 33.000 - 38.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với mấy tháng trước đó.