Ecofarm Tiếp Tục Thu Mua Lúa Nàng Thơm Chợ Đào

Sáng ngày 24-4, ông Phạm Chí Tâm, Phó chủ tịch UBND huyện Cần Đước, Long An cho biết, ngày 15-4, Công ty cổ phần nông trại sinh thái (Ecofarm) đã có văn bản gửi đến UBND huyện Cần Đước thông báo sẽ tiếp tục thu mua lúa Nàng thơm Chợ Đào đợt hai vào sau ngày 30-4 và 1-5 với giá 10.000 đồng/kg như thỏa thuận ban đầu.
Theo ông Phạm Chí Tâm, Công ty Ecofarm có kế hoạch thu mua lúa Nàng thơm Chợ Đào trước Tết Nguyên đán 2014 với giá 10.000 đồng/kg. Nhưng do lúa chín trễ nên sau Tết Nguyên đán công ty mới tổ chức thu mua đợt một với số lượng gần 100 tấn. Tuy nhiên, vào thời điểm này, công ty cũng đang tập trung cho việc thu hoạch, thu mua bắp ở các tỉnh nên việc thu mua lúa Nàng thơm Chợ Đào đợt hai tạm thời chưa thực hiện do công ty thiếu kho dự trữ.
Ông Tâm cho biết thêm, do thông tin về việc thu mua lúa của công ty chưa được phổ biến kịp thời, rộng rãi đến người dân, nên hầu hết người dân chưa bán được lúa đều tỏ ra lo lắng, hoang mang. Một số hộ không biết công ty có thu mua lúa hay không nên đã bán cho thương lái bên ngoài. Hiện lúa Nàng thơm chợ Đào còn tạm trữ trong các hộ dân ấp Cầu Chùa, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước là hơn 100 tấn.
Được biết, ấp Cầu Chùa, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước (Long An) được chọn làm điểm để sản xuất lúa Nàng thơm Chợ Đào với diện tích 60 ha. Đây là mô hình sản xuất liên kết bốn nhà, trong đó Công ty Ecofarm sẽ bao tiêu sản phẩm nhằm phát triển giống lúa đặc sản này.
Related news

Đến thời điểm này, huyện Núi Thành có 7 chiếc tàu câu mực khơi đạt doanh thu từ 2 tỷ đồng trở lên/chuyến biển. Tại xã Tam Giang đã có 6 chiếc tàu câu mực khơi cập bến sau hơn 60 ngày đêm bám biển; trong đó có 4 tàu của ông Lương Văn Tới, Phạm Ngọc (thôn Đông Mỹ);

Với khả năng kháng bệnh cao, đầu tư kinh phí ít, những năm qua nghề nuôi dê đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là đối với các xã vùng núi. Đặc biệt, thời gian qua xã Triệu Nguyên (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã nhân rộng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Nông dân Võ Thành Lập (ảnh), ngụ ấp Nông Doanh, xã Xuân Tân được xem là người đầu tiên trồng cây măng cụt trên vùng đất Long Khánh. Từ 20 cây măng cụt đầu tiên ông mang từ tỉnh Sông Bé cũ về trồng vào năm 1973, đến nay khu vườn rộng 2hécta của ông đã có trên 600 cây măng cụt lớn nhỏ khác nhau.

Trong giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay, đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là yêu cầu không thể thiếu để ngành nông nghiệp có thể cạnh tranh khi bước vào sân chơi chung. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, như: Nghị định 68 ưu đãi vốn cho doanh nghiệp, nông dân mua máy móc, thiết bị từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến nông sản; Nghị định 210 ưu đãi cho dự án ứng dụng công nghệ cao…

Từ doanh nghiệp cho đến một số cá nhân đang tìm cách đẩy mạnh bán trong nước để giải phóng số vải đang chín rộ, sau khi thương lái đột ngột ngừng mua khiến giá rớt kỷ lục.