Chuột đồng miền Tây mùa nước nổi mập ú, ngon thịt

Chuột đồng sinh sống quanh năm nơi ruộng rẫy, chúng đào hang ở bờ ruộng làm nơi trú ẩn, sinh sôi và phát triển.
Đặc biệt đàn chuột đông đúc lên vào mùa lúa chín cuối năm. Lúc đó chuột béo ú, lông bóng mượt, thịt rất thơm ngon vì chúng có nhiều thức ăn là lúa và các loại thức ăn khác như: ốc, mầm cây non…
Lúa trên những cánh đồng chín rộ cũng báo hiệu mùa săn chuột đồng của thanh niên ở vùng nông thôn bắt đầu nhộn nhịp. Đơn giản chỉ cần một cái len đào đất và rập đựng chuột...là có thể bắt đầu một cuộc săn đầy thú vị.
Chỉ trong nháy mắt đã có rất nhiều chuột đồng bị tóm gọn bởi những tay “thiện xạ”.
Những chú chuột đồng ú và thịt thơm ngon.
Sau khi bắt xong, chuột được làm sạch và chế biến những món ăn “có 1 không 2” như: chuột khìa nước dừa, chuột nướng mọi, chuột nướng sả ớt, chuột xào củ kiệu... món nào cũng rất thơm ngon và đặc biệt. Về bất kỳ tỉnh nào của miền Tây mà không thưởng thức món chuột đồng thì e rằng xem như chưa biết miền sông nước.
Hiện nay, chuột đồng đã trở thành món đặc sản của các quán ăn, nhà hàng thành phố.
Tại các chợ huyện, chuột đồng được bán với giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg nhưng vào các nhà hàng, quán ăn lớn chúng có giá từ 150.000 - 200.000 đồng/kg. Không những thế, nghề săn chuột đồng còn giải quyết việc làm cho các lao động nông thôn mùa nước nổi có thu nhập từ 200.000 - 300.000 đồng/ngày với bẫy rập chuột đồng.
Cùng theo chân những thợ săn chuột đồng cả lớn cả bé đi "tác nghiệp".
Săn chuột trên những cánh đồng lúa chín luôn là thú vui thu hút nhiều thanh thiếu niên nhiệt tình tham gia.
Cần chọn đào những hang có đất đùn phía đầu hang. Sau khi đánh động, chuột trong hang sẽ chạy ra. Những thanh niên theo đoàn nhanh tay bắt lấy những chú chuột thoát khỏi hang.
Không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có thể tham gia săn chuột đồng. Sau khi làm thịt, những chú chuột được nướng trên bếp lửa hồng. Món chuột nướng mọi hấp dẫn vì thịt thơm ngon, giữ được độ tươi của thịt và hương vị thịt chuột đồng.
Món chuột xào củ kiệu hương vị đặc trưng của kiệu làm thịt chuột có độ mềm và ngọt lịm.
Related news

Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương cho biết, các doanh nghiệp thành viên cho đến nay, đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo với tổng số lượng lên tới 6,909 triệu tấn, tăng 1,54% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, lượng gạo đã xuất khẩu đạt 5,49 triệu tấn với tổng trị giá 2,39 tỷ USD.

“Phong trào xây dựng NTM như luồng gió mới, góp phần đổi thay diện mạo các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, cải thiện cuộc sống và thúc đẩy KT - XH địa phương phát triển” - Đó là khẳng định của ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) sau 3 năm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, với đặc thù của Điện Biên, chương trình cần “điểm nhấn” và giải pháp đột phá để thành công.

Với kiểu khai thác tận diệt, nhiều loại thủy, hải sản ven bờ các tỉnh miền Trung đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng. Sự nghèo nàn của nguồn lợi thủy sản ở khu vực này cũng đẩy hàng ngàn hộ dân rơi vào tình cảnh khốn khó. Hệ sinh thái ven bờ đang có nguy cơ bị đảo lộn hoàn toàn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Ngoài nguyên nhân người đánh bắt dùng xuyệt, lưới rùng, đánh thuốc để bắt theo kiểu tận diệt thì tình trạng sử dụng thuốc hóa học bừa bãi trên đồng ruộng đã khiến cho môi trường sống của các loài thủy sinh bị ô nhiễm nặng nề. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ hủy hoại môi trường sống của các loài thủy sinh này.

Tuy là chủ doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực thương mại nhưng công việc thường xuyên của ông Mai Thăng Long là gặp gỡ nông dân, làm việc ngay tại các ruộng lúa. Hiện Công ty TNHH xây dựng thương mại Thái Ninh Địa Long (TP.Biên Hòa) của ông Long đang đầu tư cho nông dân xây dựng những cánh đồng lúa chất lượng cao và bao tiêu sản phẩm lúa sạch cho bà con với giá cao hơn thị trường.