Được - Mất Rau Mùa Đông

Trong khi các “vựa rau” ở Tư Nghĩa hay TP.Quảng Ngãi tiêu điều vì bị mưa vùi gió dập thì nhiều ruộng la ghim của nông dân xã Đức Thạnh (Mộ Đức) lại bán được giá.
Xà lách, tần ơ và các loại cải là những loại rau phổ biến và thông dụng nên đường tiêu thụ hiếm khi bị hẹp. Với lý do này, nó thường được người trồng rau ưu ái dành một phần diện tích không nhỏ mỗi khi vào vụ. Có điều, loại này chỉ cho nông dân tiền khi nó sống trong thời tiết dịu nhẹ, ít mưa. Chẳng thế mà sau cơn bão số 11, người trồng rau ở các xã Nghĩa Hà, Nghĩa Thương (Tư Nghĩa); Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) điêu đứng, khốn khổ, mất cả công lẫn của vì đồng rau tiêu điều, xơ xác.
Nhưng trái với các địa phương trên, nông dân xã Đức Thạnh lại đang tất bật thu hoạch rau để kịp cung cấp cho thương lái. “Từ sáng giờ cắt được 30 kg rau mã đề mà bạn hàng vẫn bảo thiếu. Không biết sao mà mấy hôm nay, loại rau này bán chạy dữ”, vừa nói, chị Trần Thị Hồng ở thôn Lương Nông Nam vừa dồn rau vào bao để dành cho mối quen ở chợ Thi Phổ, thị trấn Mộ Đức. Trong khi đó, bà Bùi Thị Thân, ngụ cùng thôn không phải mỏi lưng vì ngồi cắt từng mớ rau như chị Hồng, mà cứ hai ngày một lần bà dạo một vòng quanh vườn cà tím rộng chừng một sào là đã có 20kg, thu về 100 ngàn đồng. Số tiền đủ giúp gia đình bà trang trải chi phí sinh hoạt.
Cùng với chị Hồng, bà Thân thì hiện giờ, hàng trăm hộ nông dân của xã Đức Thạnh, mà chủ yếu tập trung ở thôn Lương Nông Nam rất phấn khởi vì rau của họ bình yên sau hai cơn bão số 10 và 11, lại được giá. Cụ thể, rau má, mã đề 10.000 - 12.000 đồng/kg, cà các loại 5.000 - 5.500 đồng/kg... Đây được xem là mức giá lý tưởng đối với 3 loại rau trên. Vì theo người trồng rau Đức Thạnh thì hồi đầu tháng 10, giá rau má, mã đề chỉ dừng ở mức 6.000 - 8.000 đồng/kg; còn các loại cà bi, cà tím và cà xanh chỉ có 1.500 - 2.000 đồng/kg. Đây không phải lần đầu, giá rau bị mưa bão chi phối. Mà cứ đến mùa đông, rau xanh lại rơi vào cảnh “mất mùa được giá”.
Nguyên nhân là các loại rau như cải, xà lách, hẹ, tần ơ, rau muống, mồng tơi, bồ ngót… mẫn cảm với thời tiết nên dễ hư hỏng, nhất là khi gặp mưa gió. Với lý do này nên hai năm qua, rau vụ đông của nông dân Đức Thạnh chỉ gói gọn trong ba loại: Rau má, mã đề và cà.
Lý giải sự lựa chọn này, chị Hồng bảo rằng: “Các loại rau trên dễ trồng, thời gian thu hoạch kéo dài lại chịu được mưa gió”. Nói thế không có nghĩa cứ đến mùa đông là người người rủ nhau trồng rau má, mã đề hay cà. Mà ở đây, “nông dân cần phân bổ diện tích trồng giữa các loại rau quả; đặc biệt ưu tiên cho những loại thích “ngậm nước”, Chủ tịch UBND xã Đức Thạnh Nguyễn Văn Năm đề xuất. Quan điểm này nhận được sự đồng tình của người trồng rau. Bởi họ cho rằng, lâu nay, việc trồng rau phụ thuộc vào cảm tính của nhà nông, mà không chú trọng đến yếu tố thời tiết.
Thế nên mới đầu mùa đông, nhiều người đã phải khốn khổ vì rau hỏng, còn cây lấy quả thì ngã đổ hàng loạt. Nhưng để né được tình trạng trên thì nông dân cần được hỗ trợ công tác xác định và lựa chọn giống, kỹ thuật xen canh và các biện pháp bảo vệ rau quả. Có như thế thì vào mùa đông, nhà nông mới bớt khó.
Related news

Xác định chăn nuôi lợn là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa thành lập Hội Chăn nuôi lợn sạch nhằm liên kết người sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững.

Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.

Người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị bước vào vụ mùa cà phê mới. Bên cạnh việc tất bật tìm nhân công thu hái, bảo vệ vườn cây, nhiều hộ dân còn “đau đầu” với nạn hái trộm cà phê đang diễn ra từng ngày với thủ đoạn rất liều lĩnh, manh động.

Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

Giá mủ cao su đầu mùa khai thác nằm ở mức 30 triệu đồng/tấn khiến nhiều người có diện tích cao su lớn bỏ cạo để dưỡng cây, chờ giá nhích lên tí đỉnh rồi cạo. Bởi nếu cạo với giá mủ thấp nhưng phải thuê nhân công làm trọn gói từ a tới z sẽ không lời đồng nào, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng leo thang.