Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi cá lồng hướng đi mới ở Quang Bình

Nuôi cá lồng hướng đi mới ở Quang Bình
Publish date: Monday. August 3rd, 2015

Để phát huy lợi thế, tiềm năng diện tích mặt nước hiện có; đặc biệt, từ khi nhà máy Thủy điện Sông Chừng đi vào hoạt động đã tạo thành hồ chứa nước nhân tạo lớn, với tổng diện tích mặt nước lòng hồ trên 225,32ha, chiều dài gần 15km, dung tích chứa nước trên 45 triệu m3. Với điều kiện như vậy, rất phù hợp với việc phát triển nghề NTTS... Qua tìm hiểu nghề nuôi cá lồng tại các eo, ngách đã được nhiều địa phương trong cả nước triển khai nuôi trồng trên sông và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện... đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định, góp phần từng bước phát triển ngành nghề NTTS; giải quyết được nhu cầu việc làm và tăng thu nhập cho các hộ.

UBND huyện Quang Bình cùng các ngành chức năng đã tổ chức đi tham quan, khảo sát tại lòng hồ Thủy điện Na Hang (Tuyên Quang); hồ Thủy điện Thác Bà (Yên Bái) và hồ Ba Bể (Bắc Cạn)... cho thấy, việc nuôi cá lồng trên lòng hồ rất thuận lợi và phát triển do tận dụng nguồn nước và thức ăn tự nhiên, cá phát triển tốt, không mắc nhiều bệnh và cho năng suất, hiệu quả cao; hàng năm cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn cá thương phẩm. Sau chuyến đi khảo sát đó, UBND huyện Quang Bình đã có chủ trương phát triển nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Sông Chừng. Năm 2013,  huyện đã hỗ trợ một số hộ dân ở xã Tân Nam triển khai nuôi cá lồng tại lòng hồ Thủy điện Sông Chừng; qua đánh giá thực tế cho thấy, việc nuôi cá lồng ở đây rất phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao, bước đầu mở ra hướng đi mới về phát triển nghề NTTS cho huyện Quang Bình.

Để mở rộng quy mô nuôi cá lồng phát triển kinh tế; năm 2014, UBND huyện Quang Bình phối hợp với Sở KHCN xây dựng Dự án “Ứng dụng KHKT nuôi cá lồng quy mô tập trung, kết hợp nuôi vịt bầu địa phương tại các eo, ngách trên lòng hồ Thủy điện Sông Chừng”. Với quy mô thiết kế xây dựng nhà bè để nuôi, với diện tích 432m2; bố trí 20 lồng nuôi chia thành 2 khu bè, với tổng kích thước lồng nuôi 675m3 bè nuôi cá; diện tích nhà điều hành bố trí giữa hai khu bè với 60,75m2; thiết kế xây dựng mô hình nuôi cá tại các eo, ngách quy mô 1 đến 2ha, kết hợp nuôi 1.000 con vịt bầu giống địa phương. Dự kiến một năm thu 6 tấn cá thương phẩm các loại, 1 tấn vịt bầu bắt đầu sinh sản.

Tìm hiểu vấn đề trên chúng tôi được đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện; Chủ nhiệm Dự án cho biết: Sau khi hoàn thiện các công đoạn về lắp ghép nhà bè, nhà điều hành, lồng nuôi, chúng tôi tiến hành thả cá; tháng 8 và tháng 9.2014 đã thả trên 7.500 con Trắm cỏ giống/6 lồng, trọng lượng trung bình từ 40 - 50g/con; trên 9.500 con giống cá Chép lai/6 lồng, trọng lượng trung bình từ 80 -100g/con. Đến tháng 3.2015, tiếp tục thả trên 14.500 con giống cá Rô phi đơn tính/8 lồng, trọng lượng trung bình 100 - 120 con/kg. Hầu hết các loại cá giống được thả cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng con giống, hiện nay cá đang sinh trưởng và phát triển tốt, không có dấu hiện dịch bệnh. Tuy nhiên có chết một vài trăm con, trong đó có Trắm cỏ, cá Chép lai, cá Rô phi, nguyên nhân do lúc đánh bắt, vận chuyển cá giống chưa cẩn thận, hoặc do thay đổi môi trường sống từ vùng này sang vùng kia...

Đưa chúng tôi đi thăm mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Sông Chừng, anh Đỗ Diên Hiếu, Thư ký của Dự án cho biết: Để hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước chúng tôi sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi không tan trong nước, loại thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn chế biến đều có hàm lượng đạm từ 18 – 30%. Hầu hết thức ăn chế biến được làm từ các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương như: Cám gạo, bột ngô, sắn... để phối chế thành thức ăn cho cá. Các nguyên liệu được tính toán hợp lý để bảo đảm hàm lượng dinh dưỡng, quan trọng nhất là đạm theo nhu cầu của cá. Do thực hiện đúng quy trình cho ăn nên hiện nay cá các loại ở các lồng đều phát triển tốt, từ lúc thả đến nay được 8 – 9 tháng bình quân mỗi con nặng khoảng 3 – 5 lạng, có con 7 – 8 lạng...

Có thể nói, việc triển khai thực hiện dự án nuôi cá lồng là một mô hình điểm về quy trình kỹ thuật, sau khi dự án kết thúc huyện sẽ chuyển giao tiến bộ KHKT của mô hình này cho Tổ hợp tác NTTS của huyện tiếp quản và nhân rộng trong thời gian tiếp theo. Đồng thời trên cơ sở kết quả đánh giá tổng kết Dự án, đơn vị chủ trì thực hiện sẽ tham mưu cho huyện có cơ chế chính sách hỗ trợ để mở rộng Dự án ra diện rộng, đảm bảo việc phát triển nuôi cá lồng, kết hợp với nuôi vịt bầu thương phẩm trên lòng hồ cho tất cả các hộ trên địa bàn, nhằm từng bước phát triển mạnh nghề thủy sản trên địa bàn huyện.


Related news

Hà Tĩnh Hồi Sinh Vùng Đất Cát Bạc Màu Hà Tĩnh Hồi Sinh Vùng Đất Cát Bạc Màu

Hà Tĩnh địa phương được ví như "Chảo lửa, túi mưa", vùng sa mạc trắng bạc của xã Thạch Văn - huyện Thạch Hà, nhiều năm nay gần như bỏ hoang, không cây gì sống được nhưng sau hơn 1 năm triển khai dự án "Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển", giờ đây đã khẳng định mở hướng làm ăn mới cho người dân nghèo ven biển ở Hà Tĩnh.

Monday. June 9th, 2014
Với Nhiều Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả Với Nhiều Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả

Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kết hợp cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện An Phú (An Giang) đã đạt nhiều kết quả phấn khởi, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Monday. June 9th, 2014
Giá Khoai Lang Tím Nhật Giảm Mạnh, Còn 350.000 Đ/tạ Giá Khoai Lang Tím Nhật Giảm Mạnh, Còn 350.000 Đ/tạ

Tuy nhiên, gần 1 tháng nay giá khoai giảm mạnh chỉ còn 350.000 đ/tạ (giảm khoảng 250.000 đ/tạ). Với giá bán này, nông dân trồng khoai không có lãi, thậm chí bị lỗ. Có nhiều nguyên nhân khiến giá khoai giảm như: tình hình vận chuyển gặp khó, thương lái Trung Quốc thu mua giảm một nửa so với trước.

Monday. June 9th, 2014
Khánh Thành Trung Tâm Ứng Dụng Công Nghệ Xử Lý Hạt Giống Đầu Tiên Của Bayer Tại Việt Nam Khánh Thành Trung Tâm Ứng Dụng Công Nghệ Xử Lý Hạt Giống Đầu Tiên Của Bayer Tại Việt Nam

Ngày 6-6, Công ty Bayer Việt Nam phối hợp cùng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức lễ khánh thành Trung tâm Ứng dụng công nghệ xử lý hạt giống đặt tại trụ sở Viện Lúa ĐBSCL, số 9B, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Monday. June 9th, 2014
Ngại… Cung Đường Xa Ngại… Cung Đường Xa

Cuối tháng 5 này, thời điểm thanh long tại Bình Thuận đang hạ giá vì được cho là bị ảnh hưởng tình hình biến động của biển Đông thì thông báo của Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam về việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất xuất khẩu thanh long sang New Zealand khiến những ai có liên quan đến trái thanh long đều thấy vui.

Monday. June 9th, 2014