Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dùng Bột Đất Sét Điều Chỉnh Môi Trường Nước

Dùng Bột Đất Sét Điều Chỉnh Môi Trường Nước
Publish date: Thursday. May 17th, 2012

Trong một thí nghiệm gần đây thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu về cá tuyết (CODTECH) do Hội đồng Nghiên cứu Nauy tài trợ, các chuyên gia nghiên cứu về thuỷ sản đã tiến hành so sánh hiệu quả giữa việc sử dụng vi tảo tươi, tảo đóng bánh và bột đất sét trong việc xử lý mùn bã hữu cơ và vi khuẩn trong bể ương ấu trùng trong nuôi cá tuyết.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, đất sét chứng tỏ khả năng thu hút và lọc các mùn bã hữu cơ ra khỏi nước hữu hiệu hơn so với các loại tảo tươi và tảo nhão. Đất sét lọc được nhiều mùn bã hữu cơ ở đáy bể hơn các loại tảo. Hơn nữa, trong khi các mùn bã hữu cơ được lọc ra bởi đất sét chỉ đơn thuần chứa các cặn vẩn hữu cơ có trong nước bể, thì trong thành phần chất loại bỏ của các vi tảo và tảo nhão còn chứa cả các loại cặn vẩn gây ra bởi chính các loại tảo này (sinh ra do quá trình quang hợp và dinh dưỡng của tảo). Như vậy, vi tảo bổ sung vào bể đã làm tăng thêm khối lượng mùn bã hữu cơ trong bể. Đồng thời, số lượng vi khuẩn trong bể cũng có thể tăng thêm với sự gia tăng của hàm lượng carbon hữu cơ hoà tan (DOC), và DOC là chất nền cho các loại vi khuẩn dị dưỡng phát triển. Nếu sử dụng bột đất sét để loại bỏ DOC ra khỏi nước thì sẽ làm giảm được sự phát triển của vi khuẩn trong các bể ương ấu trùng giai đoạn đầu.

Việc sử dụng đất sét rõ ràng là tiết kiệm chi phí nhiều hơn so với tảo, đồng thời cũng có chất lượng ổn định và dễ kiểm soát hơn. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng các hạt đất sét chỉ có tác dụng điều chỉnh môi trường nước nuôi mà không phải là thức ăn cho ấu trùng cá.

Related news

Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi

Cụ thể, giống heo tự túc trong dân để nuôi nông hộ đáp ứng khoảng 82,5%, cung cấp từ một số tỉnh lân cận là 17,5%. Giống gà tự túc trong dân đáp ứng 22,5%, cung cấp từ các tỉnh chiếm 77,5%; giống thủy cầm tự túc trong dân chỉ 5%, cung cấp từ ngoài tỉnh vào tới 95% (khoảng 2,8 triệu con/năm).

Monday. July 14th, 2014
Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững

Duy trì mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là 11.000 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao, đặc biệt là nhóm giống ST sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm, đồng thời phát huy tốt các mô hình trồng màu trên bờ bao và nuôi các giống loài thủy sản khác để tăng thu nhập cho nông dân.

Thursday. December 4th, 2014
Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng Canh Tác Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng Canh Tác

Những năm trước đây, anh Y Hô M’lô ở buôn Ea Sang, xã Ea H’đing (huyện Cư M’gar - Dak Lak) chủ yếu trồng lúa và hoa màu trên diện tích 3 ha đất canh tác của gia đình.

Monday. July 14th, 2014
Về Trà Vinh Săn Hàu Biển Về Trà Vinh Săn Hàu Biển

Hàu là loại ngư sản biển chuyên sống bám theo các vách đá. Ở tỉnh Trà Vinh, hàu sống nhiều theo vách các cống thoát nước xây bằng bê tông trong các ao tôm của người dân huyện Duyên Hải. Do đó, muốn săn bắt hàu, người ta phải ngâm mình dưới nước để dò tìm hàu.

Thursday. December 4th, 2014
Trồng Mía Giải Khát Thận Trọng Khi Đầu Tư Trồng Mía Giải Khát Thận Trọng Khi Đầu Tư

Ở Diên Khánh - vùng trồng cây mía giải khát lớn nhất tỉnh Khánh Hòa - trong những ngày nắng hạn này, nông dân rất phấn khởi bởi mía bán được giá. Ông Lê Chơn (xã Diên Lâm) hồ hởi: “Tôi vừa bán 5 sào (5.000m2) mía tuần trước được 9,5 triệu đồng, so với giá mía đường hiện nay lãi gấp 3 lần nhưng thương lái vẫn hỏi mua vì đang hút hàng…”.

Monday. July 14th, 2014