Hiệu quả khai thác của một số nghề tại các vùng biển trong vụ cá Nam 2015

Tuy nhiên, bên cạnh một số nghề khai thác cho hiệu quả cao vẫn còn một số nghề hiệu quả thấp hơn năm ngoái, tại các vùng biển khác nhau, các nghề cũng cho hiệu quả khác nhau.
Vùng biển Vịnh Bắc Bộ
Nghề lưới kéo hoạt động ổn định, các tàu chủ yếu hoạt động ở vùng biển ven bờ và vùng lộng; đối tượng khai thác là các loài cá con và cá tạp; sản phẩm cung cấp làm thức ăn cho các lồng nuôi cá, ao nuôi, các nhà máy chế biến bột cá.
Tuy giá bán sản phẩm thấp nhưng sản lượng cao do vậy nghề lưới kéo tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ vẫn có lãi (Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi), thu nhập bình quân lao động đạt từ 2 - 4 triệu đồng/tháng.
Nghề lưới rê có đối tượng khai thác chọn lọc là những loại hải sản có giá trị cao nhưcá thu, cá ngừ…
Trong vụ cá Nam 2015, hiệu quả kinh tế của nghề lưới rê ổn định, sản lượng khá cao, đạt từ 12 - 18 tấn/chuyến.
Doanh thu khoảng 270 - 290 triệu, sau khi trừ chi phí lãi trên 130 triệu đồng, bình quân thu nhập của mỗi lao động từ 4 - 6 triệu/tháng.
Nghề lưới vây đang phát triển mạnh tại ngư trường Vịnh Bắc Bộ, sản lượng khai thác đạt từ 15 - 20 tấn/chuyến cao hơn năm 2014.
Giá bán cáo, thu nhập bình quân mỗi thuyền viên đạt từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Nghề chụp mực phát triển chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực Vịnh Bắc Bộ như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa trong thời gian qua1.
Sản lương đạt thấp hơn năm 2014 trung bình từ mỗi tàu 1,2 – 1,4 tấn/chuyến biển, doanh thu bình quân sau khi trừ chi phí đạt từ 160 - 180 triệu đồng/tháng, thu nhập của thuyền viên đạt từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Vùng biển miền Trung
Nghề câu cá ngừ đại dươngchủ yếu tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, sản lượng khai thác vụ cá Nam năm 2015 thấp hơn so với vụ cá Nam năm 2014. Đối với nghề câu tay cá ngừ kết hợp ánh sáng tại tỉnh Bình Định và Khánh Hoà, sản lượng đánh bắt bình quân đạt 0,8 – 1,5 tấn/tàu/chuyến biển (Vụ cá Nam năm 2014 sản lượng đánh bắt đạt 0,9 - 1,7 tấn/tàu/chuyến). Giá bán sản phẩm tăng từ 90.000 đồng/kg lên 130.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 30.000 đồng/kg so với vụ cá Nam năm 2014. Thu nhập bình quân của thuyền viên từ 2 - 4 triệu đồng/tháng. Nghề câu vàng cá ngừ đại dương sản lượng đánh bắt đạt từ 0,8 – 1,0 tấn/tàu/chuyến biển, giá bán dao động từ 120.000 - 145.000 đồng/kg. Thu nhập bình quân của thuyền viên từ 1,0 - 3 triệu đồng/tháng.
Nghề lưới kéo đạt hiệu quả thấp hơn so với năm 2014.
Nguyên nhân chủ yếu là nguồn lợi hải sản tại vùng lộng và vùng biển ven bờ giảm so với các năm trước.
Do vậy, đa số tàu cá làm nghề lưới kéo hoạt động cầm chừng, một số ít tàu có lãi, thu nhập bình quân lao động trên tàu thấp từ 1 - 3 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, một số địa phương có tàu công suất lớn di chuyển khai thác tại ngư trường Vịnh Bắc bộ và Đông Tây - Nam Bộ vẫn sản xuất ổn định. Thu nhập bình quân mỗi lao động đạt từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.
Nghề lưới rê có đối tượng khai thác phong phú và đa dạng, đặc biệt một số đối tượng có sản lượng lớn như cá thu, cá ngừ, cá hố, mực nang…
Sản lượng khai thác của nghề lưới rê đạt 15 - 17 tấn/chuyến, cao hơn vụ cá Nam năm 2014. Doanh thu khoảng 240 - 260 triệu đồng chuyến biển, bình quân thu nhập của mỗi lao động từ 4 - 6 triệu/tháng.
Nghề lưới vây có đối tượng khai thác chính là cá nục, cá ngừ ồ, cá ngừ sọc dưa, cá sòng, cá cơm...
Hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây đạt cao, thu nhập bình quân mỗi thuyền viên đạt khoảng 6 - 8 triệu/tháng.
Vùng biển Đông Nam Bộ
Nghề lưới kéo có hiệu quả khai thác thấp hơn năm 2014. Từ tháng 4 – 6/2015, hiệu quả thấp, từ tháng 7 - 9/2015 kết qua sản xuất khá hơn.
Đối với nghề cào bay, mặc dù sản lượng khai thác cao và ổn định, nhưng hoạt động của nghề này đã gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi hải sản, hệ sinh thái và hoạt động của nghề khác.
Thu nhập bình quân lao động làm nghề lưới kéo đạt 3 - 6 triệu/tháng.
Vụ cá Nam vừa qua, nghề lưới rê đạt sản lượng khá cao từ 13 -17 tấn/chuyến.
Đối tượng khai thác chủ yếu là cá thu và cá ngừ sọc dưa.
Doanh thu khoảng 270 - 290 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi trên 150 triệu đồng, bình quân thu nhập của mỗi lao động từ 5 - 7 triệu/tháng.
Nghề lưới vây đạt hiệu quả cao. Đối tượng khai thác chính là cá nục, cá cơm, cá ngừ sọc dưa, cá ngừ ồ.
Sản lượng trung bình đạt từ 20 - 24 tấn/tàu/chuyến biển. Sau khi trừ chi phí, thu nhập bình quân mỗi thuyền viên đạt khoảng 6 - 8 triệu/tháng.
Vùng biển Tây Nam Bộ
Nghề lưới kéo có hiệu quả khai thác thấp hơn năm 2014. Riêng nghề cào bay vẫn có sản lượng khai thác ổn định.
Nhưng đây lại là nghề gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi hải sản, hệ sinh thái và hoạt động của các nghề khác. Thu nhập bình quân lao động làm nghề lưới kéo tại vùng biển đạt 3 - 6 triệu/tháng.
Nghề lưới rê cho hiệu quả kinh tế khá ổn định. Sản lượng khá, đạt từ 10 - 12 tấn/chuyến.
Doanh thu khoảng 180 - 220 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi trên 70 triệu đồng, bình quân thu nhập của mỗi lao động từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.
Nghề lưới vây khai thác tập trung chủ yếu ở vùng biển ven bờ và vùng lộng. Đối tượng khai thác chính là cá nục, cá cơm, cá ngừ sọc dưa, cá ngừ ồ...
Hiệu quả sản xuất ổn định so với năm 2014, thu nhập bình quân mỗi thuyền viên đạt khoảng 3 - 5 triệu/tháng.
Related news

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, từ nay đến năm 2015, sẽ tập trung cho gia tăng nuôi trồng thủy sản hướng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Khảo sát thị trường vào ngày 18/7 cho thấy một số trái cây đang có giá cao. Xoài cát Hòa Lộc có giá 90.000-110.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 50.000 đồng/kg, măng cụt, trái vải 35.000-40.000 đồng/kg. Thời điểm chính vụ, giá các loại nông sản này không quá 30.000 đồng/kg.

Do đó, cái khó của người nuôi tôm là càng nuôi lâu trên một diện tích đất thì sẽ càng tăng chi phí và tỷ lệ thành công giảm xuống. Đã có nhiều nông dân phải bỏ ao một thời gian dài hoặc tìm một mô hình khác thay thế cho con tôm công nghiệp

Cùng thời điểm này năm ngoái, các nhà máy chế biến tôm ở đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng vì mất nguyên liệu vào tay Trung Quốc. Trung bình mỗi ngày, có tới trên dưới 300 tấn tôm nguyên liệu bị mua gom chở về Trung Quốc. Nay thì khác, nhà máy vẫn chạy phà phà, còn những ông chủ của nó vẫn có thể thoải mái nhâm nhi ly cà phê, tám chuyện.

Không thể phủ nhận hiệu quả của việc nuôi tôm: Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi. Nhưng với kiểu “mạnh ai nấy đào ao thả tôm” như hiện nay đã khiến rủi ro gia tăng, kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, dân sinh. Có điều không biết vô tình hay hữu ý mà người dân bỏ qua điều này, cứ nhắm mắt theo con tôm để tìm vận may...