Triệu phú từ nuôi ba ba
Gia đình ông Tuấn có hơn 1 ha đất vườn. Những năm trước, dù được ông đầu tư khá bài bản bằng mô hình V.A.C (trồng cao su, nuôi gà, đào ao thả cá) nhưng không hiệu quả do diện tích đất ít, giá các mặt hàng liên tục giảm.
Năm 2012, khi dự án đập thủy lợi Phước Hòa hoàn thành và đưa vào sử dụng đã tạo ra lượng cá tạp lớn.
Với nguồn thức ăn này, nếu biết sử dụng vào mục đích chăn nuôi sẽ thu lợi cao. Sau thời gian tìm tòi và tham quan một số mô hình, ông Tuấn chọn nuôi ba ba.
Theo ông, nuôi ba ba đầu tư ít vốn, dễ tiêu thụ, giá cao, ít bệnh, ít hao hụt và tốn ít công chăm sóc.
Thức ăn của ba ba chủ yếu là cá tạp, cá vụn, ốc... Mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2 lần.
Nuôi ba ba giúp hộ ông Tuấn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Sau khi đầu tư 50 triệu đồng xây bờ ao với diện tích 500m2, ông Tuấn xuống TP. Cần Thơ mua 1.600 con ba ba giống, giá 6.000 đồng/con về nuôi thử nghiệm.
Ông cho biết: Lúc đầu còn thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao.
Nhưng vừa nuôi vừa đúc rút kinh nghiệm và kiểm soát được dịch bệnh. Trong quá trình nuôi, ba ba thường chỉ mắc bệnh nấm do ô nhiễm nguồn nước phát sinh từ thức ăn dư.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn bệnh nấm không nguy hiểm và dễ chữa, chỉ cần cách ly, rửa vết thương hoặc bôi thuốc tím vài hôm là khỏi”.
Ông Tuấn cho rằng, nuôi ba ba đạt hiệu quả hay không phần lớn phụ thuộc vào nguồn nước.
Ao thả ba ba phải được xây dựng ở khu vực yên tĩnh, có nguồn nước ra vào thường xuyên, hoặc ít nhất thay nước 1 lần/tháng nhằm tránh nước bị nhiễm khuẩn.
Bờ ao xây cao để tránh nước ngập vào mùa mưa và được chia thành nhiều ngăn phù hợp với từng lứa tuổi của ba ba.
Mật độ 1 tháng tuổi từ 30 - 40 con/m2 ao; 5 tháng tuổi từ 15 - 20 con/m2 ao
. Khi nguồn nước bị nhiễm khuẩn cần được khử bằng vôi hoặc muối. Trên mặt nước nên thả bè cho ba ba tắm nắng, hô hấp và thả bèo tây để làm sạch nguồn nước.
Thức ăn cho ba ba không được để ôi thiu, số lượng vừa phải. Ba ba nuôi khoảng 8 tháng thì sinh sản.
Vì thế, khi ba ba lớn cần phân loại đực, cái, tránh để đẻ quá nhiều làm ảnh hưởng đến trọng lượng, chất lượng ba ba thương phẩm.
Ba ba nuôi 8 tháng có trọng lượng khoảng 1kg và có thể bán với giá 220 ngàn đồng/kg.
Nhưng ba ba càng lớn tháng thịt càng ngon và giá bán cao hơn (trên 1,5kg có giá 280 ngàn đồng/kg).
Mỗi năm, gia đình ông Tuấn xuất 4 lứa, mỗi lứa 600kg, được các thương lái từ TP. Hồ Chí Minh đến tận ao thu mua.
Sau khi trừ chi phí, thất thoát, mỗi năm gia đình ông thu gần 200 triệu đồng.
Dự kiến cuối năm nay, ông Tuấn sẽ đầu tư xây thêm 800m2 ao để mở rộng quy mô và cung ứng giống cho người nuôi có nhu cầu.
Related news
Qua gần 1 năm triển khai, với sự hỗ trợ, hướng dẫn của ngành Khuyến nông, trong tháng 2-2014, trại thanh long ruột đỏ của ông Trần Công Sơn (ấp Thân Đức, xã Thân Cửu Nghĩa) được tổ chức VietCert cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đây cũng là trại thanh long đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành (Tiền Giang) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn này.
Trong khi giá các loại cá rô, cá lóc, cá trê… liên tục rớt thê thảm khiến cho người nuôi điêu đứng, thì cá sặc rằn vẫn hút hàng và giá vẫn rất cao, từ 55.000 đến 60.000 đồng/kg và một ưu thế nữa của cá sặc rằn đó chính là người nuôi cá không bị tiểu thương ép giá, bởi cá sặc rằn càng lớn thì giá càng cao.
Khi hoa vải thiều bung nở cũng là lúc hàng chục nghìn đàn ong khắp các nơi trong cả nước "bay” về Lục Ngạn - Bắc Giang (huyện có 18 nghìn ha vải thiều) "đánh” mật. Mùa khai thác mật ong lớn nhất trong năm ở vương quốc vải thiều đã bắt đầu.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) nhiều hộ nông dân đã triển khai thực hiện mô hình trồng nấm rơm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo một số hộ trồng thanh long ruột đỏ tại 2 huyện Xuân Lộc và Trảng Bom (Đồng Nai), gần 1 tuần nay thanh long ruột đỏ xuất đi Trung Quốc bị ách tắc tại cửa khẩu, khiến giá bán tại các nhà vườn đang từ 65-70 ngàn đồng/kg giảm xuống còn 26 - 28 ngàn đồng/kg. Đây là lần thứ 2 kể từ đầu năm 2014 đến nay, giá thanh long ruột đỏ bị giảm sâu.