Xây nhà máy thức ăn thủy sản công suất lớn ven sông Hậu
Lãnh đạo UBND các tỉnh và Tập đoàn Sao Mai động viên tinh thần đối với các công nhân xây dựng nhà máy.
Sáng ngày 10-10, tại Cụm Công nghiệp Vàm Cống thuộc xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, Tập đoàn Sao Mai tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Sao Mai.
Đến dự lễ khởi công có lãnh đạo Tổng cục An ninh (Bộ Công an), lãnh đạo UBND các tỉnh An Giang và Đồng Tháp.
Các đại biểu tham gia nghi thức động thổ tại lễ khởi công.
Theo thiết kế, nhà máy có 4 dây chuyền công nghệ hiện đại với công suất chế biến khoảng 60 tấn thành phẩm/giờ, tương đương sản lượng 360.000 tấn/năm và sẽ đáp ứng nhu cầu thức ăn thức sản cho vùng nuôi cá nguyên liệu của Sao Mai trong vòng 5 năm tới.
Nhà máy tọa lạc trên diện tích gần 5 ha nằm tiếp giáp với sông Hậu và phà Vàm Cống với tổng mức đầu tư hơn 20 triệu USD.
Dự kiến, nhà máy đi vào hoạt động vào tháng 12-2017 và sẽ thu hút hơn 1.000 lao động tại địa phương cũng như các vùng lân cận.
Lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai cho biết là 1 trong 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất cả nước nên đơn vị này quyết tâm xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản để đáp ứng cho các vùng nuôi cá nguyên liệu theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường.
Việc vận hành của nhà máy cũng rất ổn định và hiệu quả để cho ra những sản phẩm chất lượng tốt.
Từ đó, giúp cho Sao Mai giảm được giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm cá tra xuất khẩu khi cánh cửa sân chơi lớn TPP chính thức mở ra vào năm 2017.
Lãnh đạo chi nhánh các ngân hàng ở An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang cũng hứa sẽ hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất gấp 4 lần so với hiện nay cho Sao Mai nếu như nhà máy hoạt động có hiệu quả trong thời gian tới.
Related news
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 vừa qua, thời tiết thuận lợi, giá cả một số loại thủy sản tăng đã khuyến khích ngư dân ra khơi bám biển. Trong năm, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau gần 480.000 tấn, đạt 104% kế hoạch, tăng 5,7% so với cùng kỳ.
Ông Nguyễn Thuận (tổ dân phố Hậu Phước, phường Ninh Hà) cho biết: “Nuôi tôm trái vụ nếu gặp thời tiết thuận lợi thì có lãi, nhưng gặp mưa bão thì mất trắng. Cũng vì sự bấp bênh ấy mà người dân không dám thả nuôi nhiều”. Năm 2013, 2 vụ nuôi chính, gia đình ông Thuận thua lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó, gia đình ông tiếp tục thả nuôi vụ phụ vào mùa đông với 15 vạn con tôm thẻ chân trắng, 6.000 con cua, 3.000 con cá dìa.
Cá bông lau là loài da trơn, thân mình thon dài, đuôi đỏ, chỉ đánh bắt trong môi trường tự nhiên nên cá được nhiều người ưa chuộng bởi thịt trắng, sạch, béo, mùi thơm đặc trưng và giàu dinh dưỡng. Loài cá này không dễ đánh bắt, ngày nay lại càng hiếm hơn khiến giá bán rất cao, từ 150.000 - 250.000 đồng/kg, có khi bắt được cá lớn bán được cả triệu đồng. Theo kinh nghiệm riêng, người đánh bắt xác định những vùng nước có ổ cá để giăng lưới, rồi nằm tài đợi cả đêm cũng như dân chạy xe ôm chờ khách.
Ngày 10-2, các chủ thu mua tôm hùm giống tại đường Hàm Tử, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn cho biết, giá tôm hùm bông giống cao nhất là 370 nghìn đồng/con đối với tôm hùm bông từ đầu vụ thì nay đã giảm còn 170 nghìn đồng/con. Còn đối với tôm hùm xanh, dao động ở mức 70 nghìn đồng/con.
Vài năm trở lại đây, cùng với việc đầu tư mạnh trong việc đóng mới tàu cá công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ, ngư dân trong tỉnh còn hiện đại hóa các thiết bị hỗ trợ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành kinh tế biển tiếp tục phát triển mạnh đứng vào tốp đầu cả nước.