Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân rộng các giống lúa chịu phèn, mặn

Nhân rộng các giống lúa chịu phèn, mặn
Publish date: Tuesday. September 29th, 2015

Ngoài các biện pháp ngăn mặn hữu hiệu thì việc đưa vào sản xuất đại trà các giống lúa chịu mặn tốt mà vẫn cho năng suất cao là rất cần thiết.

Nhiều diện tích đất lúa trên địa bàn TP.Tam Kỳ nhiễm mặn nên cần thiết đưa vào sản xuất những giống lúa chịu phèn, mặn tốt mà vẫn đảm bảo năng suất.

Báo cáo từ Trung tâm ứng dụng chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ, mỗi năm, địa phương có trên 200ha đất nông nghiệp bị nhiễm phèn, mặn không sản xuất được, tập trung chủ yếu tại các xã Tam Thăng, xã Tam Phú, phường An Phú...

Trong đó, phường An Phú là địa phương có diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm phèn, mặn nhiều nhất do các cánh đồng nằm chủ yếu dọc theo các nhánh sông Bàn Thạch.

Tỷ lệ nước mặn xâm nhập tại đây cũng khá cao, mức 5 - 6o/oo, tập trung vào thời điểm từ cuối tháng 5 đến hết tháng 7 âm lịch.

Chính vì vậy, vụ hè thu năm nào, phường An Phú cũng chật vật với công tác chống phèn, mặn cho đất lúa.

Vụ hè thu năm nay, An Phú cũng đã sử dụng gần 30 cống bi và 6 ba ra ngăn mặn nằm dọc theo các nhánh sông Bàn Thạch và tăng cường việc tu bổ bờ đập nhưng khi đưa vào gieo sạ hơn 190ha lúa thì vẫn có trên 80ha bị nhiễm phèn, mặn, tập trung tại các cánh đồng khối phố Phú Ân, Phú Sơn, Phú Phong.

Ông Ngô Văn Tùng - Phó Trưởng ban Kinh tế phường An Phú cho biết, để đối phó với phèn, mặn trong vụ hè thu vừa qua, địa phương đã yêu cầu bà con nông dân sạ muộn hơn so với các địa phương khác để tránh thời gian cao điểm của các đợt nhiễm mặn.

Vì vậy, đến thời điểm hiện tại, trong khi các địa phương khác đã thu hoạch xong vụ hè thu thì tại phường An Phú vẫn còn trên 40ha lúa chưa thu hoạch.

Ngoài các biện pháp nêu trên, địa phương cũng đã đưa vào gieo sạ các giống lúa thích nghi với đất đai nhiễm mặn nơi đây. “Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã vận động nhân dân đưa vào gieo sạ nhiều giống lúa như:

Khang dân 18, HT1, TH 3-3. Đây là các giống lúa chịu mặn tốt. Chúng tôi cũng đưa vào sản xuất một giống lúa ngắn ngày là PC6 để bà con có thể tránh được thời gian nhiễm mặn mà vẫn đảm bảo mùa vụ” - ông Tùng cho biết thêm.

Tuy nhiên, thực tế từ vụ hè thu năm 2015 tại phường An Phú cũng cho thấy, các giống lúa Khang dân 18, HT 1, TH 3-3 hay PC6 trồng tại các cánh đồng bị nhiễm mặn cho năng suất không cao.

Bởi cây lúa là nhóm cây chịu mặn yếu và chỉ phát triển được ở những vùng đất có tỷ lệ nhiễm mặn thấp, từ 1,4 đến 2o/oo.

Ở những vùng có tỷ lệ nhiễm mặn trên 4o/oo, cây lúa bị lùn, trổ muộn, lúa bị lép lửng, tỷ lệ hạt chắc giảm.

Theo ông Trần Anh Quân - Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT  TP.Tam Kỳ, trong 4 năm gần đây, do tình hình biến đổi khí hậu, một số điều kiện tự nhiên trong vùng bị thay đổi không còn theo quy luật.

Tại vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP.Tam Kỳ, nước mặn xâm nhập vào nội đồng khá sớm và độ mặn cũng tăng cao hơn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Từ đó, nhiều diện tích lúa không sản xuất được, bị bỏ hoang hàng trăm héc ta.

Vì thế mà việc trồng thử nghiệm và nhân rộng những giống lúa có thể chịu mặn tốt mà vẫn cho năng suất cao là hết sức cần thiết. Trong các giống lúa trồng thử nghiệm, có 2 giống lúa là 24SS và SH2 đã được trung tâm chọn để nhân rộng, thay thế cho các giống lúa trồng tại các vùng ngập mặn trước đó.

Giống lúa 24SS là giống lúa có thời gian sinh trưởng 93 - 100 ngày, chất lượng gạo ngon, dạng hạt thon. Còn giống lúa SH2 là có thời gian sinh trưởng 100 - 110 ngày, chất lượng gạo ngon, cơm dẻo, có mùi thơm nhẹ, hạt dài.

Ông Trần Anh Quân cho biết thêm: “Từ vụ hè thu năm 2011, chúng tôi đã đưa vào trồng thử nghiệm giống lúa 24SS và SH2 tại các vùng ngập mặn trên địa bàn thành phố với diện tích gần 20ha. Bước đầu đã cho kết quả khả quan.

Hai giống lúa này thích ứng tốt với các chân ruộng nhiễm phèn, mặn, lại có khả năng chống chịu sâu bệnh cao, số hạt bông nhiều, tỷ lệ hạt lép thấp.

Giống lúa 24SS trồng thử nghiệm tại một số hộ dân cho năng suất từ 58 - 72 tạ/ha trong khi đó, giống lúa SH2 cho năng suất từ 60 - 68 tạ/ha.

Chính vì thế mà trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các địa phương có diện tích đất lúa bị nhiễm mặn để đưa hai giống lúa này vào trồng đại trà, đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân”.


Related news

Cơ Hội Để Nông Dân Nâng Cao Thu Nhập Cơ Hội Để Nông Dân Nâng Cao Thu Nhập

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.

Wednesday. October 30th, 2013
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái, Bền Vững Ở Đông Hải (Bạc Liêu) Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái, Bền Vững Ở Đông Hải (Bạc Liêu)

Để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của một huyện vùng ven biển, năm 2012, Đông Hải (Bạc Liêu) đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp. Đồng thời, thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Friday. April 12th, 2013
Thanh Long Ruột Đỏ Bén Rễ Trên Đất Thủ Đô Thanh Long Ruột Đỏ Bén Rễ Trên Đất Thủ Đô

Từ một hộ trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ), đến nay Hà Nội đã có hàng chục hộ trồng, với diện tích hơn 30ha, thu nhập đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm. Cây TLRĐ đã và đang dần khẳng định thế đứng trên đất Thủ đô.

Friday. April 12th, 2013
Chủ Động Dập Dịch Lợn Tai Xanh Ở Thái Bình Chủ Động Dập Dịch Lợn Tai Xanh Ở Thái Bình

Tỉnh Thái Bình đang tập trung chỉ đạo dập dịch lợn tai xanh tại 2 xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương) và Vũ Vân (huyện Vũ Thư). Hiện tình hình dịch bệnh tai xanh trên địa bàn 2 xã này bước đầu được khống chế, số lợn bị ốm cơ bản đã được chữa trị kịp thời và đang dần hồi phục.

Saturday. April 13th, 2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Koi Cơ Bản Kỹ Thuật Nuôi Cá Koi Cơ Bản

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

Monday. April 15th, 2013