Đồng Bằng Sông Cửu Long Sẽ Chuyển Thêm 90.000 Héc Ta Sang Nuôi Trồng Thủy Sản

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong những năm tới Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chuyển thêm 90.000 héc ta đất nông nghiệp bị ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản.
Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Bộ Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn (NN -PTNT), diện tích đất nuôi trồng thủy sản sẽ đạt gần 543.000 héc ta vào năm 2020, tăng gần 75.000 héc ta so với năm 2010, và sẽ tiếp tục tăng lên mức 558.000 héc ta vào năm 2030, tức là tăng thêm 90.000 héc ta so với 2010.
Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng thêm này là do đất làm nông nghiệp bị nước biển xâm lấn, không còn thích hợp với việc trồng trọt.
Với diện tích này, vào năm 2020, sản lượng thủy sản nuôi dự kiến đạt 3 triệu tấn gồm 2,1 triệu tấn cá, 578.000 tấn tôm, và 305.000 tấn thủy sản khác. Giá trị một héc ta nuôi trồng thủy sản đạt mức trung bình là 250 triệu đồng năm 2020 và lên mức 400 triệu đồng/héc ta vào năm 2030.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong quyết định này, Bộ NN – PTNT đưa ra mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, đảm bảo quy mô diện tích đất nông nghiệp của vùng đến năm 2020 là 3,25 triệu héc ta, trong đó, đất lúa là 1,82 triệu héc ta.
Việc giữ ổn định diện tích này nhằm giúp ĐBSCL sản xuất ổn định mỗi năm 24 triệu tấn lúa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam.
Related news

Hiện nay, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL như: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang… liên tục xảy ra tình trạng tôm, nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi, có nơi thiệt hại lên tới 80 - 100%. Vậy đâu là nguyên nhân và cách phòng tránh những thiệt hại này

Nông dân đang bị "nhiễu" bởi trên thị trường có quá nhiều loại phân bón chất lượng lại rất kém. Nhiều nhãn hiệu phân bón lớn bị làm giả, khiến nông dân và doanh nghiệp lao đao.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, nguồn thu từ nghề ươm giống cây trồng lâm nghiệp trong toàn xã lên tới 2,5 tỷ đồng. Với nguồn thu nhập đó đã giúp bà con nông dân ở xã Tân Hương không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng

Một số loại thủy sản như cá mè, trôi, trắm, chép, ếch đồng, ba ba trơn... chỉ thích ứng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 25-30 độ C. ở nhiệt độ 10-20 độ C, cá chỉ tồn tại được trong thời gian ngắn, nếu kéo dài trong ao nước nông, không kín gió, chúng sẽ bị chết rét

Bên cạnh việc đồng áng, nông dân Thuận Hạnh, xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, Bình Định còn có nghề truyền thống chằm nón lá. Những người làm nón ở đây đã thành lập hiệp hội làm nón lá...