Tăng Tỷ Lệ Thành Công Trong Liên Kết Tiêu Thụ Lúa Gạo

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong 9 tháng đầu năm 2014, mối liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đặc biệt là trong ngành hàng lúa gạo đã đạt được những thành quả rõ nét hơn so với cùng kỳ 2013.
Theo đó, hình thức liên kết đã tương đối đa dạng, bao gồm liên kết giữa nông dân với hợp tác xã; nông dân với doanh nghiệp; hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp. Ngoài ra mối liên kết được thực hiện cả trong việc cung cấp vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, các tổ chức của nông dân với doanh nghiệp.
Đặc biệt, một số ngành hàng đã phát triển mạnh về liên kết sản xuất tiêu thụ như liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long; chè ở các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc; mía đường ở các tỉnh miền Trung và sữa ở một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Riêng về liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa gạo đã được thực hiện tương đối rộng rãi và chặt chẽ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống kê của 13 tỉnh, thành phố, vụ hè thu 2014 ở đồng bằng Sông Cửu Long đã có tổng số 101 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu lúa gạo cho nông dân với tổng diện tích các doanh nghiệp ký hợp đồng sản xuất và thu mua lúa gạo của nông dân là 70.827 ha.
Trong số này, diện tích thực hiện thành công hợp đồng (doanh nghiệp đã thu mua lúa của nông dân) đạt 42.436 ha, bằng 60%; bình quân mỗi doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng được 815 ha và trung bình diện tích thực thu mua đạt 427 ha.
Với những kết quả trên, Bộ NN&PTNT nhận định, so với vụ hè thu năm 2013, cùng với tỷ lệ diện tích tăng lên thì tỷ lệ thành công của việc thực hiện hợp đồng đã tăng từ chưa đầy 30% lên trên 60% năm 2014.
Related news

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm, cây rau pó xôi đã phát triển tốt trong khu vườn của gia đình anh Nguyễn Văn Thi ở xã Lát, Lạc Dương (Lâm Đồng). Với diện tích hơn 1ha trồng trong nhà kính, mô hình trồng rau pó xôi sạch này đã mang về cho gia đình anh Nguyễn Văn Thi tiền tỷ mỗi năm.

Lê Trà Lĩnh được các cơ quan chức năng của tỉnh Cao Bằng đánh giá có hàm lượng đường dinh dưỡng cao nhất so với các giống lê trong tỉnh. Cây lê được nhân dân huyện Trà Lĩnh trồng từ rất lâu đời, nhưng trải qua thời gian, cây lê gần như bị mai một, chỉ còn rải rác ở một số ít địa phương trong huyện.

Hàng trăm hộ nông dân ở huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) đã tự nguyện liên kết với nhau mở rộng diện tích trồng chuối để hình thành vùng SX tập trung.

Những ngày này, nông dân ở ấp Thạnh An và Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh đang thu hoạch cuối vụ mùa khóm nghịch. Điều làm người dân phấn khởi là giá khóm đang ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Tại Hội nghị quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững vùng ĐBSCL tổ chức tại tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Huy Điền- Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản -cho biết, đến thời điểm này, 8 tỉnh, thành phố ven biển vùng ĐBSCL đã đề xuất 61 dự án thủy lợi với tổng nguồn vốn đầu tư lên tới trên 9.288 tỉ đồng.