Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sơn Tân mất mùa điều

Sơn Tân mất mùa điều
Publish date: Tuesday. May 19th, 2015

Năng suất thấp

Chị Cao Thị Thảo (thôn Suối Cốc) cho biết, gia đình chị đã gắn bó với cây điều từ năm 1998 đến nay. Những năm trước, thời tiết thuận lợi, cây điều sai quả, thu nhập từ vườn điều khá cao. Nhờ đó, cuộc sống của gia đình chị bớt vất vả. Thế nhưng năm nay, vườn điều chỉ cho quả lưa thưa. “Nắng hạn, việc chăm sóc cây điều cũng gặp khó khăn, cây ra hoa ít, ngọn thì bị khô chết; trong khi đó sâu bệnh lại nhiều, hoa không thể đậu quả. Với diện tích hơn 1ha, những năm trước gia đình tôi có thể thu được đến 2 tấn điều, nhưng năm nay chỉ được 700 - 800kg, với giá bán hiện nay thì cả vụ gia đình tôi chỉ thu được khoảng 15 - 16 triệu đồng”, chị Thảo nói.

Gia đình anh Tro Tên (thôn Valy) đã 17 năm gắn bó với cây điều. Anh Tên chia sẻ: “Đầu vụ, nông dân chúng tôi rất vui vì giá điều cao hơn so với năm trước (22.000 đồng/kg, năm trước chỉ 15.000 đồng/kg). Thế nhưng, những ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3 thì gặp nắng hạn, lại bị sương muối nên phần lớn diện tích đang trong thời kỳ ra hoa, đậu quả bị rụng hoa, thối quả”. Theo ước tính của anh Tên, năm nay năng suất điều giảm khoảng 60 - 70%, dự kiến chỉ thu được khoảng 1,5 tấn, tương đương khoảng 33 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư 10 triệu/ha, anh thu lãi chỉ 6,5 triệu đồng/ha. “Hiệu quả cây điều mang lại ngày càng thấp nên tôi tính chuyển đổi 1ha sang trồng keo có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều hộ khác cũng đang tính bỏ cây điều để trồng keo, mì”, anh Tên cho biết.

Chuyển đổi giống cây trồng

Xã Sơn Tân hiện có 258 hộ dân; trong đó có đến 95% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở địa phương khá lớn với hơn 44,5% số hộ trong xã. Theo thống kê của địa phương, có đến 60% số hộ dân trồng điều, cuộc sống chủ yếu trông chờ vào cây điều. Năm nay điều mất mùa đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều hộ dân trong xã, đặc biệt là những hộ nghèo, hộ khó khăn. Chị Cao Thị Thảo cho biết: “Vài năm được mùa, cứ tưởng cuộc sống khó khăn rồi sẽ qua đi, ai ngờ điều mất mùa. Tôi chưa biết phải làm gì để lo cho cuộc sống gia đình với 5 miệng ăn”.

Được biết, điều là một trong những cây trồng chủ lực của xã Sơn Tân. Tuy nhiên, diện tích điều tại địa phương đang giảm dần, từ 400ha nay chỉ còn khoảng 300ha. Diện tích điều chủ yếu được nông dân chuyển đổi sang trồng các loại cây khác như keo, mì. Ông Cao Minh Sao - Chủ tịch UBND xã Sơn Tân cho biết: “Cây điều là một trong những loại cây xóa đói, giảm nghèo đối với người dân địa phương. Tuy nhiên, giống điều được trồng chủ yếu là giống cũ, cây trồng đã lâu năm nên năng suất không cao. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh đã khiến hiệu quả cây điều mang lại thấp. Hiện nay, một số hộ dân đã chuyển đổi giống điều cũ sang giống điều ghép cho năng suất cao hơn. UBND xã đã kiến nghị huyện cho phép chuyển đổi diện tích điều giống cũ sang trồng giống điều ghép”.

Trước hiệu quả của cây điều ngày càng thấp, việc chuyển đổi giống cây trồng cũng như giống điều được địa phương xác định là việc làm cần thiết nhằm tránh tình trạng tái nghèo trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Muốn vậy, địa phương cần sự trợ lực từ cấp trên và ngành nông nghiệp.


Related news

Mô Hình Nuôi Cá Lồng Mới Trên Sông Kinh Thầy Mô Hình Nuôi Cá Lồng Mới Trên Sông Kinh Thầy

Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).

Thursday. June 27th, 2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Nhông Ở Xã Vùng Cát Bình Sa Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Nhông Ở Xã Vùng Cát Bình Sa

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh. Trong nhiều năm qua tỉnh đã thu hút được nhiều dự án, chủ yếu là các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay như PACSA, JICA… đã đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế - xã hội và môi trường.

Thursday. June 27th, 2013
Thêm Cây Khóm Cho Đồng Đất Cà Mau Thêm Cây Khóm Cho Đồng Đất Cà Mau

Hơn 5 năm qua, khi nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác khiến nông dân bao phen điêu đứng vì giá cả, dịch bệnh thì cây khóm lại bám rễ ngày một sâu hơn. Vị thế cây khóm dần được khẳng định, nhiều hộ dân xã Trí Lực, huyện Thới Bình chọn là cây trồng cho thu nhập chính.

Friday. June 28th, 2013
Rắn Hổ Hèo – Đối Tượng Nuôi Mới Của Nhà Nông Rắn Hổ Hèo – Đối Tượng Nuôi Mới Của Nhà Nông

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.

Friday. June 28th, 2013
Khôi Phục Khóm Cầu Đúc Khôi Phục Khóm Cầu Đúc

Thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh Hậu Giang và thành phố Vị Thanh đầu tư khoa học kỹ thuật và giống khóm giúp bà con nông dân phục tráng giống khóm Cầu Đúc, kết quả đến nay, Hợp tác xã khóm Thạnh Thắng xã Hỏa Tiến có 7 hộ với 6ha được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Friday. June 28th, 2013