Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân Đà Lạt sống khỏe nhờ cà tím Thái Lan

Nông dân Đà Lạt sống khỏe nhờ cà tím Thái Lan
Publish date: Tuesday. May 19th, 2015

Anh Mai Xuân Vũ, một người trồng cà tím ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, kể vài năm trước anh trồng hành tây, hành lá... nhưng thu nhập không ổn định, liên tục thua lỗ.

Trong khi đó, nhà hàng xóm trồng cà tím chỉ xuống giống khoảng 3 tháng mà thu nhập khá ổn định nên anh quyết định tìm hiểu và sau đó xuống giống 7 sào cà tím violet King nguồn gốc Thái Lan.

Với vốn đầu tư khoảng 42 triệu (1 sào/6 triệu), chỉ hơn 1 tháng đã cho thu hoạch. “Tính giá thấp nhất là 1.000 đồng/kg, sau 1 năm thì trừ chi phí, tôi vẫn còn thu về hơn 50 triệu đồng” – anh Vũ chia sẻ.

Tương tự anh Nguyễn Vân Hoài ở khu đập tràn Liên Khương huyện Đức Trọng nói: “với 4 sào giống cà tím này đang thu hoạch đều đặn, 1 tháng thu hoạch khoảng 9 lần, mỗi lần từ 200 kg đến 250kg. Với giá thu mua tại vườn từ 1.500 đến 2.000 đồng/kg, thậm chí giá 1.000 đồng/kg thì vẫn có lời”.

Theo anh Hoài, quy trình trồng cà tím rất đơn giản, cày đất bón vôi để khoảng 2 ngày để cho đất tăng độ pH. Sau đó, bón 2 loại phân thích hợp là phân chuồng, phân lân, ủ tiếp thêm 2 ngày nữa là xuống giống được. “Với giống cà này chẳng phải lệ thuộc gì về nó, có trễ một ngày 2 ngày sau thu hoạch thì cũng chẳng mất mát gì, vô tư ngủ ngon không phải suy nghĩ gì trong khi trồng loại này” – anh Hoài vui vẻ nói.

Một số chủ vựa tại trị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng cho hay hầu như ngày nào cũng thu mua từ 5 đến 7 tạ cà tím violet King. “Mặt hàng này gửi đi các chợ lớn tại TP HCM, ít khi nào bị tồn kho, chỉ cần mua là xuất đi luôn trong ngày, người bán thoải mái mà người nông dân cũng có tiền gửi về hằng ngày” – một chủ vựa chia sẻ.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Đức Trọng, vụ đông xuân 2014 - 2015 toàn huyện hiện có 56 ha diện tích trồng các loại cà, trong đó 30 ha cà tím giống violet King được phân bố như thị trấn Liên Nghĩa, Liên Hiệp, Hiệp An, Hiệp Thạnh, Tân Hội, Phú Hội, Bình Thạnh... Nhiều hộ nông có nguồn thu nhập ổn định.


Related news

Nuôi tôm nước lợ theo mô hình mới Nuôi tôm nước lợ theo mô hình mới

Từ năm 1999, khi Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh thành công thì phong trào nuôi tôm bắt đầu phát triển, ngày càng mở rộng và khởi sắc. Hiện nay, diện tích nuôi tôm thâm canh trên 10 ngàn héc-ta, tập trung ở Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

Tuesday. April 14th, 2015
Nuôi tôm hùm như đánh bạc! Nuôi tôm hùm như đánh bạc!

Tôm hùm ở Khánh Hòa rớt giá từ 400.000 - 750.000 đồng/kg. Việc mua bán phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc khiến nuôi loài thủy sản có giá trị này như bước vào canh bạc

Tuesday. April 14th, 2015
Tiền Giang tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi Tiền Giang tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Từ đầu tháng 4/2015 đến nay, liên tục trong 02 đợt thu mẫu giám sát mầm bệnh tại số kênh cấp của vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm vi rút gây bệnh đốm trắng rất cao (chiếm trên 80% số mẫu giám sát), kết hợp với tình trạng nắng nóng từ đầu tháng tư đến nay và dự báo là sẽ còn kéo dài chính là điều kiện bất lợi dễ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi.

Tuesday. April 14th, 2015
Mùa sứa này... Mùa sứa này...

Hàng năm vào mùa sứa biển, vùng biển xã đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) lại trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Mỗi ngày, ở đây có đến hàng trăm tàu, thuyền, mủng đánh bắt sứa; sản lượng ước tính 7 - 8 vạn đầu con. Tuy nhiên, mùa sứa năm nay ở Quan Lạn được cho là buồn nhất trong 5 năm trở lại đây, bởi mức tiêu thụ giảm mạnh.

Tuesday. April 14th, 2015
Be bờ dùng chà bổi để khai thác chình giống Be bờ dùng chà bổi để khai thác chình giống

Thời gian gần đây, cùng với việc ban đêm dùng lưới để xúc chình, thì người dân ở 2 xã An Thạch và An Dân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) còn sử dụng bao tải chứa cát be bờ và dùng chà bổi để chặn bắt chình giống vào ban ngày.

Tuesday. April 14th, 2015