Định Hướng Phát Triển Chim Yến Ven Biển Phú Yên Đến Năm 2020
Công ty yến sào Khánh Hòa rất mạnh về nhân lực, vật lực, cùng Sở KHCN tiến hành khôi phục đàn yến Phú Yên.
Chiều 18/11, tại Phú Yên, diễn ra Hội thảo khoa học Định hướng phát triển quần thể chim yến đảo vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Tỉnh Phú Yên có sẵn nguồn chim yến bố mẹ cùng vùng biển, đảo rộng lớn khá thuận lợi phát triển nghề nuôi chim yến với hơn 23.000 con. Năm 2011, tỉnh Phú Yên triển khai Dự án “Phục hồi, phát triển, quản lý và bảo vệ quần thể chim yến hàng”.
Đến nay, được sự trợ giúp của Công ty Yến sào Khánh Hòa, bằng các giải pháp kỹ thuật như dẫn dụ, di đàn, quản lý... tỉnh Phú Yên đã phục hồi được 4/12 hang đảo yến, tạo tiền đề cho nghề nuôi chim yến tại tỉnh Phú Yên trong tương lai. Mặt khác, mô hình nuôi yến hàng tại gia của người dân tại Phú Yên cũng đang phát triển với 100 hộ nuôi chim yến, chủ yếu tập trung tại thành phố Tuy Hòa. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nỗ lực thực hiện các biện pháp kỹ thuật, tổng đàn chim yến tại tỉnh này sẽ tăng lên nhiều trong thời gian tới.
Ông Lê Văn Cự, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên cho biết: “Dự án khảo sát trở lại những hang có tiềm năng nhất và có dấu vết của yến để khai thác được. Có thể nói Công ty yến sào Khánh Hòa rất mạnh về nhân lực, vật lực, cùng Sở KHCN tiến hành khôi phục đàn yến Phú Yên.
Với sự hợp tác này trong thời gian qua, cho thấy rằng, với tốc độ phát triển này, trong một thời gian ngắn nữa những đảo, những hang của Phú Yên sẽ được khôi phục... và chúng tôi kết hợp một lần nữa sẽ chuyển giao công nghệ.”
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Dinh-huong-phat-trien-chim-yen-ven-bien-Phu-Yen-den-nam-2020-108-48119.html
Related news
Bộ NNPTNT vừa ban hành hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắc ca. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho mắc ca phát triển tại Việt Nam. NTNN xin giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca theo hướng dẫn của Bộ để nông dân áp dụng vào sản xuất.
Tại Việt Nam, giống cây thanh long khá đa dạng: Ruột trắng vỏ đỏ, ruột trắng vỏ vàng, ruột đỏ vỏ đỏ, ruột tím hồng vỏ đỏ. Trong đó các giống có ruột màu có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao hơn ruột trắng. Qua quá trình sản xuất, nhiều nhà vườn có kinh nghiệm đã lựa chọn, sử dụng phân bón Văn Điển bón cho cây thanh long phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
Sinh ra trong gia đình thuần nông, chị Trương Thị Miền, tổ 9, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang (Gia Lai) từng nghĩ làm nghề nông may lắm cũng chỉ đủ ăn… Nhưng nay chị đã trở thành tỷ phú từ cái nghề mà chị từng coi là khó nhọc và vô vọng…
Vườn nhãn ghép của ông Xê đã được 3 năm, phát triển xanh tốt, tỷ lệ 99% kháng được bệnh chổi rồng. Ông Xê cũng đã thử nghiệm xử lý cho 10 cây ra trái, kết quả đậu sai, trái lớn, hạt nhỏ, cơm dày và rất thơm ngon.
Cứ khoảng giữa mùa mưa (từ hạ tuần tháng 6 âm lịch) hàng năm, người dân vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang lại bắt đầu làm đặc sản khô nhái.