Các bon thấp, hiệu quả cao
Ông Phước bên công trình biogas, trại heo và vườn cây ăn trái
Bà Phan Thị Thu Sương, GĐ BQL dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bến Tre cho biết, tổng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 600.000 con các loại
Trong đó đàn heo trên 445.000 con, bò khoảng 155.000 con…
Toàn tỉnh hiện có trên 40.000 hộ chăn nuôi gia súc có quy mô từ 10 con trở lên. Để giúp người chăn nuôi tái cơ cấu ngành theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bến Tre đã được BQL Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Trung ương hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ xây dựng 3.600 hầm biogas;
Ngân hàng NN-PTNT cho vay 80% giá trị hầm trong 3 năm với lãi suất bằng 90% so với hiện hành…
Kết quả giúp người chăn nuôi và cộng đồng dân cư hưởng lợi rất lớn. Qua 18 tháng triển khai thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã xây được 2.380/3.600 hầm biogas loại nhỏ từ 50 m3 trở xuống.
Với tiến độ thực hiện như hiện tại, đến tháng 8/2016 Bến Tre sẽ hoàn thành kế hoạch dự án hỗ trợ.
Tất cả hộ chăn nuôi tham gia dự án đều phấn khởi bởi được dự án hỗ trợ vốn, được cho vay lãi suất thấp, chăn nuôi không còn gây ô nhiễm môi trường, tận dụng nước thải và chất thải rắn sử dụng cho vườn cây ăn trái đạt hiệu quả rất tốt.
Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp đã mang lại hiệu quả thiết thực không chỉ cho người chăn nuôi mà trong toàn cộng đồng. BQL các bon thấp của tỉnh đề xuất dự án trung ương tiếp tục hỗ trợ vốn để giúp các địa phương thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng NTM.
Ông Trần Văn Phước, ấp Phú Bình, xã Phú Mỹ (Mỏ Cày Bắc) đã 40 năm gắn bó với nghề nuôi heo cho biết: "Với số lượng heo nuôi luôn ở mức 250 con trong chuồng mà không có hầm biogas xử lý chất thải thì ô nhiễm môi trường trầm trọng. Từ năm 2008 đến nay, trại heo của gia đình không còn bị bà con kiện vì ô nhiễm là nhờ áp dụng biogas.
Chất thải của heo đều được đưa xuống hầm biogas nên không còn bị hôi; nước thải đã qua xử lý được bơm, tưới cho cây ăn trái rất tốt, không cần phải bón phân hóa học.
Chất thải rắn từ hầm biogas đã hoai bơm lên mặt bờ là một phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho cây ăn trái. Từ năm 2008 đến nay 5.000 m2 đất vườn trồng măng cụt, bòn bon, sầu riêng, dừa… chỉ sử dụng "phân biogas".
"Trước đây chỉ có 2 hầm biogas, năm 2014 được dự án hỗ trợ 3 triệu đồng tôi đã đầu tư thêm 22 triệu đồng để xây hầm biogas 24 m3.
Với số lượng heo nuôi như hiện tại thì 3 hầm biogas có sức chứa 80 m3 mới kịp xử lý chất thải. Lượng gas từ 3 hầm gia đình không sử dụng hết nên bà con gần nhà có nhu cầu thì đầu tư ống kéo về sử dụng để nấu ăn và nấu rượu.
Có những hộ cách xa trại heo hơn 200 m, tốn gần 2 triệu đồng mua ống dẫn nhưng họ vẫn đầu tư.
Bình quân gia đình 4 người sử dụng gas để nấu ăn thì phải tốn khoảng 150.000 đồng/tháng. Còn đầu tư ống gần 2 triệu đồng mua ống dẫn gas về nhà, tốn có một lần nhưng sử dụng lâu dài thì quá hiệu quả", ông Phước nói.
Related news
“Đối với thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa hiện nay, tôi cho rằng, đây là “thời” của những sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch. Sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý là tiêu chí lựa chọn của thị trường và người tiêu dùng. Bà con nông dân cần nhận thức rõ vấn đề này”- ông Lê Thành Lập, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tỉnh An Giang, nói.
Tây Nguyên được xác định là vùng cà phê trọng điểm về diện tích trồng cũng như năng suất, sản lượng cà phê của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây sản lượng cà phê của vùng liên tục giảm mạnh theo từng niên vụ, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới người trồng cà phê nói riêng và ngành cà phê nói chung.
Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Phú Yên đã lập biên bản tạm giữ phương tiện vận chuyển và 700 bao phân (tương đương 35 tấn) không đúng xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và không có chứng nhận chất lượng. Đồng thời, phối hợp với Sở NN-PTNT lấy mẫu phân để mở rộng điều tra, làm rõ hành vi sai phạm của các đối tượng.
Sau gần 1 năm trồng 3.000m2 dâu tây Nhật tại khu vực Thánh Mẫu, hộ gia đình ông Vương Đình Phi (xã viên HTX Trung Tín, Đà Lạt) đã và đang “thu hoạch rộ” mỗi ngày trên dưới 20kg, chủ yếu bán tại vườn cho khách du lịch với mức giá ổn định 250.000 đồng/kg, cao hơn gấp nhiều lần so với giá của các loại giống dâu tây khác đang trồng ở địa phương.
Về thôn Tam Hiệp, xã Cam Thủy (Cam Lộ - Quảng Trị), nhắc đến gia đình vợ chồng anh Nguyễn Văn Triển thì hầu như người dân nào cũng trầm trồ khen ngợi.