Hiệp định TPP sẽ giúp dệt may và xuất khẩu nông sản thu lợi
Sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc vòng đàm phán cuối cùng, nhiều doanh nghiệp tại TP HCM vui mừng vì mở ra cơ hội cho thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng lo lắng về những qui định chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp của TP HCM theo dõi rất sát sao tiến trình đàm phán và ký kết hiệp định này
. Bởi trong 12 nước tham gia hiệp định TPP, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn các mặt hàng dệt may và nông, thủy sản Việt Nam.
Khẳng định rõ điều này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu khẳng định, TPP mở ra cho Việt Nam cơ rất lớn hội nhập vào toàn cầu. Các mặt hàng trước nay Việt Nam đang xuất cho Mỹ như dệt, may, nông thủy sản cơ hội rất lớn…
Các doanh nghiệp xuất khẩu của TP HCM đã có bước chuẩn bị cho việc hội nhập TPP từ nhiều năm nay.
Trong khi đó, từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu của TP HCM đã có bước chuẩn bị cho việc hội nhập.
Bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân - chuyên cung cấp các sản phẩm gia cầm sạch, đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho thiết bị công nghệ sản xuất chăn nuôi sạch theo quy trình hiện đại, khép kín.
“Công ty Ba Huân chuẩn bị từng nước cho hội nhập như nhập máy móc thiết bị, con giống chuẩn bị cho hội nhập.
Hiệp định được ký rồi doanh nghiệp sẽ có cơ hội mở rộng thị trường. Doanh nghiệp cũng tìm hiểu để có cơ hội xuất khẩu, nguồn nguyên liệu chăn nuôi sẽ nhập giá tốt hơn”, bà Huân cho biết.
Riêng đối với các doanh nghiệp dệt may, TPP được đàm phám kết thúc sẽ mở ra cơ hội rất lớn vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn
. Khi hiệp định này có hiệu lực, các sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này sẽ giảm thuế từ 16%-17% xuống 0%.
Tuy nhiên, điều các doanh nghiệp của thành phố đang lo lắng, để hưởng được thuế ưu đãi khi xuất khẩu vào thị trường các nước tham gia hiệp định TPP, các sản phẩm dệt may của Việt Nam phải có tỷ lệ nhất định từ nguyên liệu sợi, nhuộm của Việt Nam hoặc các từ các nước tham gia hiệp định. Đây là cái khó của doanh nghiệp.
Ông Ngô Đức Hòa, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần may Thắng Lợi cho biết, hiện nay, cái khó nhất của doanh nghiệp là nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm dệt may phải của Việt Nam, trong khi Việt Nam không thể đáp ứng. Còn doanh nghiệp nhập khầu nguyên liệu từ Mỹ và Nhật thì giá thành rất cao.
Để các doanh nghiệp dệt may tận dụng được tốt cơ hội xuất khẩu với những ưu đãi thuế quan, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP HCM kiến nghị:
Nhà nước và các ngành chức năng nên cập nhật và hướng dẫn cụ thể về nội dung về hải quan, tiêu chuẩn của TPP để doanh nghiệp đáp ứng tốt. Nhà nước cần có chính sách tốt hơn về phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho dệt, nhuộm…
Nhà nước nên tập trung vấn đề này.
Nhiều doanh nghiệp TP HCM đã có bước chuẩn bị sẵn sàng khi Hiệp định TPP được ký kết.
Tuy nhiên, để các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội này không chỉ là nỗ lực của doanh nghiệp mà cần có cơ chế chính sách đồng bộ để các phẩm xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu được hưởng thuế quan ưu đãi.
Related news
Giá nghêu thương phẩm ở vùng nuôi nghêu xuất khẩu ven biển thuộc các xã Tân Thành, Tân Điền, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang có giá cao, nông dân nuôi nghêu rất phấn khởi.
Tỉnh Ninh Thuận là trung tâm sản xuất giống thủy sản của cả nước, tuy nhiên, hầu hết các trại giống chủ yếu ươm tôm giống, trong khi nhu cầu cua giống cao nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ. Lâu nay, con giống phục vụ nuôi cua thương phẩm chủ yếu khai thác từ tự nhiên nên ảnh hưởng đến khả năng phát triển mở rộng.
Lợn rừng nuôi trên cát phèn, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng của vùng biển. Nghe có vẻ trái khoáy nhưng đây là mô hình đang phát huy hiệu quả trên địa bàn thôn Thâm Khê, xã vùng biển Hải Khê, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Ông Trương Văn Cần, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Mô hình kinh tế trang trại này đang được nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới”.
Sau lũ, những “vựa sắn” trong thời kỳ thu hoạch của người dân vùng trũng thấp Bắc Trà My (Quảng Nam) bị úng thối, gây thiệt hại đáng kể giá trị sản phẩm.
Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.