Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Thực Hiện Chương Trình Tái Canh Cà Phê

Đẩy Mạnh Thực Hiện Chương Trình Tái Canh Cà Phê
Publish date: Wednesday. October 29th, 2014

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, toàn tỉnh hiện có trên 117.357 ha, sản lượng ước đạt trên 230.000 tấn. Tuy nhiên, việc phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh chưa mang tính bền vững, chưa phát huy hết tiềm năng về đất đai, khí hậu để nâng cao năng suất, chất lượng.

Vì lẽ đó, ngành cà phê tỉnh đang đứng trước những thách thức do cà phê trồng không theo quy hoạch, trồng trên những chân đất không phù hợp, không đủ điều kiện canh tác, chất lượng giống không đảm bảo, mẫn cảm với nhiều loại sâu bệnh hại...

Do đó, năng suất, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường thấp và diện tích cà phê già cỗi cần phải tái canh trong tương lai ngày càng nhiều. Ngoài ra, sự tăng, giảm về diện tích biến động phụ thuộc nhiều vào cung, cầu của thị trường cà phê đã làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng bị khai thác quá mức, môi trường ngày càng bị suy giảm...

Theo tổng hợp của các địa phương, từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có khoảng 24.658 ha cà phê cần tái canh, trong đó, diện tích cà phê trên 30 năm là 568 ha, trên 25 năm là 1.969 ha, trên 20 năm là 5.568 ha và trên 15 năm là 16.553 ha.

Trong số diện tích cần tái canh, ngoài diện tích quá già cỗi không thể phục hồi thì số diện tích còn lại phần lớn sử dụng giống kém chất lượng, mẫn cảm nhiều loại sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác kém cho nên chất lượng vườn cây thấp, khó có khả năng phục hồi, dẫn đến năng suất, hiệu quả thấp.

Trước thực tế đó, Sở Nông nghiệp-PTNT đã và đang xây dựng kế hoạch triển khai tái canh như xây dựng dữ liệu nhu cầu tái canh từ nay đến năm 2020 để có kế hoạch phối hợp với Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam trong việc chủ động giống và Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT cho nông dân vay vốn hỗ trợ tái canh.

Thế nhưng, việc tái canh cà phê trên địa bàn toàn tỉnh vẫn còn gặp những hạn chế như các địa phương chưa chủ động về nhu cầu sử dụng giống, do chưa nắm bắt được nhu cầu tái canh, còn người dân vẫn chưa nắm bắt được quy trình tái canh do ngành chuyên môn hướng dẫn, rồi khó khăn về vốn nên kết quả thực hiện chưa lớn…

Trong 3 năm qua, thực hiện các cam kết giữa Sở Nông nghiệp-PTNT và Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, các địa phương trong tỉnh đã nhận về 2.100 kg hạt giống và 50.000 cây giống cà phê TRS1. Sau 3 năm triển khai chương trình tái canh cà phê, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện tốt công tác nhận hạt giống, hướng dẫn kỹ thuật tổ chức gieo ươm, rà soát hố trồng của người dân đăng ký ở các địa phương và giám sát công tác cấp phát cây giống cho bà con.

Đến thời điểm hiện tại, cây con đem ra trồng ngoài thực địa sinh trưởng phát triển bình thường, thích nghi khá tốt với điều kiện sinh thái tại các vùng trồng cà phê trong tỉnh, với tỷ lệ sống đạt khoảng 85%. Thông qua chương trình tái canh, bà con đã được tiếp cận các giống cà phê có năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu, bệnh đã được Bộ Nông nghiệp-PTNT công nhận. Hơn nữa, các hộ trồng cà phê tái canh bước đầu được tiếp cận với quy trình sản xuất cà phê theo hướng bền vững theo các tiểu chuẩn sản xuất cà phê như 4C, UTZ, Fairtrade…

Theo dự kiến của ngành Nông nghiệp tỉnh thì với diện tích tái canh khoảng 2.600 ha trong các vụ, khi vào giai đoạn kinh doanh thì năng suất bình quân tăng khoảng 10-15%, tức là từ 2,2 tấn/ha lên 2,6 tấn/ha, sẽ giúp tăng thêm 1.040 tấn. Đây là khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, nâng cao giá trị ngành hàng cà phê, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh.


Related news

Tưới Mía Tiết Kiệm Nước Tưới Mía Tiết Kiệm Nước

Ông Thái Tiến Dũng, Trưởng phòng Nguyên liệu, Cty CP Đường Ninh Hòa cho biết, vùng nguyên liệu mía Ninh Hòa và Đắk Lắk có hơn 70% diện tích trồng mía là đất đồi, trong khi cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc tưới tiêu nên chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.

Tuesday. November 4th, 2014
Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Tái Canh Cà Phê Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Tái Canh Cà Phê

Lâm Đồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương dẫn đầu trong cả nước về thực hiện hiệu quả chương trình tái canh cà phê, trong đó đã phát huy tính chủ động của người nông dân trong việc xây dựng các mô hình điểm.

Tuesday. November 4th, 2014
Yên Bái Khai Thác Hiệu Quả Chè Shan Tuyết Vùng Cao Yên Bái Khai Thác Hiệu Quả Chè Shan Tuyết Vùng Cao

Không chỉ lớn về diện tích mà Yên Bái còn có trên 4.000ha chè Shan tuyết vùng cao rất quý hiếm không phải địa phương nào cũng có. Tuy nhiên, do trồng nhỏ lẻ, phân tán cùng với công nghệ chế biến chưa hiện đại nên diện tích chè đặc sản Shan tuyết vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, thế mạnh.

Tuesday. November 4th, 2014
Triển Vọng Mới Từ Máy Thu Hoạch Bắp Liên Hợp Triển Vọng Mới Từ Máy Thu Hoạch Bắp Liên Hợp

Xuất phát từ thực tế đó, vừa qua, sáng kiến mới về chiếc máy thu hoạch bắp - lúa của Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn (Địa chỉ: xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) ra đời mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển trồng bắp lai theo hướng công nghiệp.

Tuesday. November 4th, 2014
Hiệu Quả Từ Trồng Tỏi, Hành Hiệu Quả Từ Trồng Tỏi, Hành

“Lúc mới về khu vực thôn Xuân Đông, tôi mua hơn 3ha đất đồi. Với ý định trồng tỏi, tôi thuê máy múc san ủi, cải tạo thành những diện tích vuông vắn; phía dưới tận dụng lớp đất bazan, phía trên phủ một lớp đất cát dày từ 2 - 3cm để tạo độ tơi xốp và giữ độ ẩm.

Tuesday. November 4th, 2014