Đầu tư 60 tỷ đồng trồng đậu và dâu tây xuất khẩu
Với tổng vốn đầu tư hơn 60 tỷ đồng, Dự án nông trại hữu cơ do Công ty TNHH Kon Tum Bellest triển khai tại xã Đắc Long, huyện Kon Plông do ba nhà đầu tư Việt Nam, New Zealand và Hàn Quốc thực hiện.
Trên diện tích gần 100 ha đất được UBND tỉnh Kon Tum cho thuê trong vòng 50 năm, doanh nghiệp chủ yếu đầu tư sản xuất các loại đậu và dâu tây chất lượng cao. Dự kiến sản lượng đậu mỗi năm đạt 45 tấn và 1.200 tấn dâu tây. Sản phẩm chủ yếu dành cho xuất khẩu.
Theo đại diện nhà đầu tư, trong 3 năm đầu của dự án, các loại cây họ đậu sẽ được trồng để cải tạo đất. Việc sản xuất rau, củ, quả tuân theo quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (không sử dụng hóa chất, không sử dụng phân bón hữu cơ…).
Sản phẩm của dự án sẽ được các tổ chức quốc tế kiểm định chất lượng và cấp chứng nhận hữu cơ trước khi xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Đây là dự án sản xuất rau, củ, quả xứ lạnh có quy mô và bài bản nhất được triển khai tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến thời điểm này.
Dự kiến khi dự án bước vào giai đoạn sản xuất chính sẽ tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động địa phương.
Related news

Trái cây ngon của Việt Nam không còn quanh quẩn ở các thị trường dễ tính mà đã vào thị trường cao cấp.

Xoài là 1 trong 5 ngành hàng được tỉnh Đồng Tháp chọn để tổ chức lại sản xuất theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Theo các tiểu thương chuyên cung cấp cá tại chợ đầu mối Hóa An (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), hiện giá các loại cá nước ngọt đang biến động mạnh.

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chuyến biển, nhiều ngư dân rất cần nâng cấp hầm bảo quản trên tàu cá để giảm tổn thất sau khai thác, tuy nhiên chi phí nâng cấp hầm bảo quản khá lớn.

Lươn là loài da trơn sống gắn liền với bùn đất. Thế nhưng thời gian gần đây, một số hộ nông dân ở xã Liên Hoà đã tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật nuôi lươn trong bể xi măng không có bùn. Đây là một mô hình kinh tế nhằm giúp nông dân tăng thu nhập gia đình...