Giá Sầu Riêng Giảm Mạnh

Sau một thời gian đứng ở mức cao, giá sầu riêng tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang) hiện đang giảm mạnh khiến nhiều nông dân trồng loại trái cây này lo lắng.
Anh Nguyễn Văn Nam, nông dân trồng sầu riêng tại ấp Bình Chánh Đông (Tam Bình, Cai Lậy) cho biết: Vào đầu tháng 5-2014, giá sầu riêng Monthong, Ri6 thương lái thu mua tại vườn có giá trên 30.000 đồng/kg, với mức giá này mỗi ha trồng sầu riêng nông dân thu về khoảng 300 - 400 triệu đồng. Hiện nay, giá sầu riêng bất ngờ giảm mạnh, sầu riêng Monthong chỉ còn 22.000 đồng/kg, Ri6 giảm còn 20.000 đồng/kg. Với mức giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí nông dân lãi thấp.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá sầu riêng giảm do thị thị trường Trung Quốc có dấu hiệu tiêu thụ chậm lại, các tỉnh miền Đông Nam bộ cũng đang thu hoạch rộ sầu riêng nên càng bị dội hàng.
Sầu riêng là loại cây được ngành Nông nghiệp xác định là 1 trong 7 loại cây chủ lực của tỉnh được trồng nhiều tại các xã dọc sông Tiền thuộc huyện Cai Lậy và TX. Cai Lậy. Trong thời gian qua, cây sầu riêng đem lại thu nhập cao cho nông dân, giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Related news

Chỉ vì tin đồn thất thiệt “mít non nhúng thuốc Trung Quốc bán tràn lan ngoài thị trường” mà nhà vườn trồng mít ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và các địa phương lân cận phải lao đao vì giá giảm thê thảm, gây thiệt hại rất lớn.

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng giá xăng dầu tăng 3 lần, hàng ngàn tàu cá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp khó. Chi phí nhiên liệu tăng cao nhưng tôm, cá, mực... lại mất giá; sau chuyến biển thu không đủ bù chi. Khoảng nửa tháng nay, nhiều chiếc tàu ra khơi cầm chừng.

Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.

Năm 2012, Trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai "Dự án chăn nuôi động vật ăn cỏ tại vùng tam giác Việt Nam, Lào, Campuchia” tại hai xã là Tâm Thắng, Nam Dong (Chư Jút).