Đậu phụng được mùa, được giá
Đến nay, nông dân Bình Thuận đã thu hoạch được khoảng 380 ha đậu phụng vụ ĐX, đạt hơn 90% diện tích, năng suất đạt 40 tạ/ha, cao hơn gần 10 tạ/ha so với cùng vụ năm trước. Đây là vụ đậu phụng có năng suất cao nhất từ trước đến nay ở Bình Thuận. Bà con nông dân thêm phấn khởi vì giá đậu phụng đang ở mức cao, thương lái đến tận nơi mua với giá 22.000 - 23.000 đồng/kg đậu khô, cao hơn 7.000 - 8.000đ/kg so với 2 năm vừa qua. Với giá bán này, bà con có lãi trên 2 triệu đồng/sào.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thuận, cho biết: “Sau khi có nguồn nước tưới dồi dào, xã đã triển khai cho bà con phát triển mạnh cây đậu phụng, xem đây là loại cây trồng chủ lực của địa phương, giúp ổn định, nâng cao đời sống người dân trong xã. Đáng mừng là năng suất đậu phụng năm nay cao hơn năm trước và hiệu quả kinh tế cũng cao hơn”. Ông Bùi Văn Chung, ở thôn Hòa Mỹ, bộc bạch: “So với các năm trước, vụ đậu phụng ĐX này rất đạt. Tôi làm 5 sào, ước đạt 2 tạ khô/sào. Với giá bán bình quân 21.500 đồng/kg, có lãi cao hơn các năm trước”.
Ông Lê Xuân Hùng, ở thôn Thuận Nhứt, cho biết: Ngoài bán đậu trái, người trồng đậu phụng còn tận dụng dây đậu làm thức ăn cho trâu bò hoặc bán cho người có nhu cầu với giá từ 200 ngàn đến 250 ngàn đồng/sào đối với dây đậu tốt. Riêng vụ ĐX năm nay tôi làm 80 kg giống, thu 1,6 tấn, tính ra đạt 200 kg/sào. Nói chung làm cây đậu phụng là có hiệu quả, có lời chứ không lỗ, ngoài được năng suất, được giá, mình còn lấy được dây để nuôi bò, lấy đậu lép chăn nuôi gà… lợi đủ thứ.
Để phát huy tiềm năng đất đai và lợi thế về nguồn nước tưới dồi dào, trong thời gian tới, xã Bình Thuận tăng cường hỗ trợ nhiều mặt cho nông dân phát triển mạnh việc sản xuất cây đậu phụng để tăng thu nhập.
Related news
Với mong muốn giành được mùa vàng bội thu, khi không khí xuân đang tràn ngập trên khắp đường làng, ngõ xóm và trong mỗi gia đình thì trên khắp các cánh đồng những ngày cuối năm Giáp Ngọ, nhiều bà con nông dân trong tỉnh vẫn nô nức “trảy hội” xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây vụ đông, nơi thì tích cực san phẳng ruộng, chăm sóc mạ, nơi lại đang khẩn trương gieo cấy lúa xuân. Không khí lao động thật nhộn nhịp.
Thời gian qua, nhiều người nông dân (ND) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ công nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại nông sản “độc”, lạ để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những “nhà khoa học chân đất” này đã gặp không ít trở ngại về bản quyền.
Tại hội thảo, một số nhà khoa học đánh giá cao dự án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên song cho rằng cần phải hết sức “bình tĩnh” khi phát triển loại cây này. Theo giáo sư Hoàng Hòe, người đầu tiên đề xuất trồng cây mắc ca, thế giới đã phát triển cây mắc ca trong 50 năm qua với 10 nước tham gia nhưng đến nay, diện tích chỉ đạt khoảng 80.000 ha.
Những ngày cuối năm, nông dân làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An, Quảng Nam) tất bật chăm bón rau màu chuẩn bị thu hoạch cung ứng cho thị trường vào dịp tết. Trung bình mỗi ngày làng rau này xuất bán 2 tấn rau các loại cho các chợ và siêu thị lớn tại miền Trung.
Bộ NNPTNT và ngành chức năng đã chính thức cho phép đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2015. Đây là cơ hội mới cho ngành nông nghiệp, nông dân tăng sản lượng, hạn chế sâu bệnh trên các cây trồng, đặc biệt là ngô. Từ số báo này, trên số ra thứ 5 hàng tuần, Báo NTNN mở chuyên mục “Nông dân với cây trồng biến đối gen” nhằm cung cấp mọi khía cạnh về loại cây này đến với bạn đọc, bà con nông dân.