Hơn 14.500 tỷ đồng xây dựng 6 trung tâm nghề cá lớn trong cả nước

Thông tin trên vừa được đưa ra tại Hội nghị triển khai xây dựng các Trung tâm nghề cá lớn do Tổng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức chiều 23.11, tại Hà Nội.
Tuy nhiên, theo thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016-2020), vốn ngành thủy sản qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 1.193 tỷ đồng, vốn chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững là 1.605 tỷ đồng.
Vì vậy số vốn đầu tư từ nguồn ngân sách của Bộ không đáp ứng được nhu cầu.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám nêu rõ, khi nguồn vốn từ ngân sách hiện đang rất khó khăn, bên cạnh nguồn vốn ngành được phân bổ, các đơn vị, địa phương cần tính đến các khả năng ngoài ngân sách nhà nước như trái phiếu, ODA, mô hình hợp tác công – tư, thu hút các doanh nghiệp tham gia.
Do đó, việc xây dựng các trung tâm nói trên dự kiến sẽ huy động khoảng 5.245 tỷ đồng từ vốn nhà nước (bao gồm vốn ngân sách tập trung, trái phiếu chính phủ và viện trợ từ ODA), 1.620 tỷ đồng từ vốn đầu tư theo hình thức phối hợp công tư (PPP) và 7.730 tỷ đồng đầu tư từ doanh nghiệp.
“Đây được xem là hướng đột phá hoàn toàn có thể làm được giải quyết khó khăn về nguồn vốn hiện nay, bởi có doanh nghiệp tham gia họ sẽ đảm bảo dịch vụ hậu cần và thị trường,” Thứ trưởng Tám nhấn mạnh.
Tại hội nghị, đại biểu các địa phương cũng cam kết sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ, sớm xác định được địa điểm đầu tư và quy hoạch các trung tâm nghề cá để bắt đầu thi công từ năm 2016-2017 và sẽ hoàn thành theo đúng tiến độ vào năm 2019 - 2020.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, đầu tư xây dựng các Trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điểm cả nước là nhu cầu tất yếu phù hợp với nguyện vọng của ngư dân nhằm cơ cấu lại nghề cá theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa lĩnh vực khai thác hải sản xa bờ, hợp lý hóa khai thác ven bờ là nhiệm vụ chiến lược, đòn bẩy thúc đẩu phát triển kinh tế ngành thủy sản nói riêng và kinh tế biển nói chung gắn với bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo của Tổ quốc.
Sáu trung tâm nghề cá lớn sẽ được xây dựng trong cả nước bao gồm 5 trung tâm được xác định gắn với các ngư trường trọng điểm và một trung tâm phát triển thủy sản gắn với vùng nuôi trồng thủy sản.
Cụ thể:
1.Trung tâm nghề cá Hải Phòng, gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ.
2.Trung tâm nghề cá Khánh Hòa gắn với ngư trường biển Đông và Trường Sa.
3.Trung tâm nghề cá lớn Đà Nẵng, gắn với ngư trường biển Đông và Hoàng Sa.
4.Trung tâm nghề cá Bà Rịa–Vũng Tàu, gắn với ngư trường Đông Nam Bộ.
5.Trung tâm nghề cá Kiên Giang, gắn với ngư trường Tây Nam Bộ.
6.Trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ, gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Related news

Thuỷ Bằng có khoảng 74 ha thanh trà, nhiều nhất của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế). Đây là một trong những giống cây chủ lực của địa phương, tập trung chủ yếu ở vùng Tân Ba, Vĩ Dạ và một số thôn khác dọc theo sông Hương như: Cư Chánh 2, Dạ Khê, An Ninh, Dương Phẩm, Võ Xá, Bằng Lãng. Không nhiều, nhưng Thuỷ Bằng cũng có hơn 5ha thanh trà được tham gia sử dụng nhãn hiệu “Thanh trà Huế”.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Thời điểm hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bình Định đang vào chính vụ thu hoạch tôm nuôi vụ 1. Tuy nhiên, giá tôm thẻ chân trắng thời điểm này đang giảm mạnh khiến cho người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

Dồn về khai thác thủy sản vùng ven biển Sầm Sơn và Tĩnh Gia, 15 tàu cá công suất từ 68 CV đến 120 CV của ngư dân huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) và huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã bị lực lượng chức năng tỉnh bắt giữ và xử lý.

Cũng như nhiều hộ dân ở thôn Phước Lộc Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), tận dụng nguồn nước chảy quanh năm của dòng sông Trà Khúc, 9 năm qua ông Trần Kim Sanh đang có thu nhập cao, ổn định (mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng) nhờ nuôi cá chình trong lồng bè ven sông, sau đây là kinh nghiệm quý báu về nuôi cá chình qua nhiều năm của ông Sanh để bà con tham khảo.

Sau thời gian giá cá lóc nguyên liệu giảm mạnh, chỉ còn ở mức 27.000-28.000 đồng/kg (tháng 4/2014), hiện nay, giá cá lóc đã tăng trở lại từ 40.000-42.000 đồng/kg. Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lợi nhuận từ 8.000-10.000 đồng/kg; nếu 01 ha, nông dân nuôi đúng kỹ thuật, lợi nhuận sẽ trên 01 tỷ đồng/ha.