18 ngư dân được vay 268 tỉ đồng đóng tàu vỏ thép

Thực hiện Nghị định 67/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, từ cuối năm 2014 đến nay, BIDV Chi nhánh Phú Tài đã hướng dẫn ngư dân các huyện Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ…
Hoàn thành thủ tục vay vốn và đã giải ngân cho 18 ngư dân vay 268 tỉ đồng để đóng tàu vỏ thép hành nghề lưới vây, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá công suất từ 811CV- 940CV.
Trong đó, BIDV Chi nhánh Phú Tài tài trợ 95% tổng vốn đầu tư đóng tàu.
Thời hạn vay vốn từ 10-15 năm, lãi suất năm đầu 0%, những năm tiếp theo 1%/năm. Ngoài ra, BIDV còn hỗ trợ kết nối ngư dân với các cơ sở đóng tàu có uy tín trong nước, như:
Công ty TNHH MTV Nam Triệu (Hải Phòng) trực thuộc Bộ Công an; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh (Khánh Hòa)… để ký kết hợp đồng đóng tàu mới.
Related news

Hà Giang hiện lên trước mắt chúng tôi là dặc dài núi đồi lô nhô với đá tai mèo rợn sắc. Đất canh tác khan hiếm, nước chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.

Việt Nam – Lào có truyền thống hợp tác, gắn bó lâu đời không chỉ trong thời chiến mà khi bước sang thời kỳ đổi mới, phát triển, mối tình hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước lại càng thắt chặt.

Sau gần 30 năm đẩy mạnh tiến trình khai phá Đồng Tháp Mười, Tiền Giang đã thành lập huyện Tân Phước giàu các tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, xây dựng những vùng chuyên canh cây trồng hướng đến xuất khẩu: Lúa, dứa, khoai, cây lâm nghiệp...

Niên vụ mía 2014 - 2015 ở xã Ninh Tân (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã khép lại. Một vụ sản xuất gặp sâu bệnh, nắng hạn đã khiến nông dân kiệt quệ. Đã vậy, nhiều nông hộ còn đang đối mặt với việc bị Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa (KSC) phạt vi phạm hợp đồng (HĐ) vì không giao đủ số lượng mía như cam kết.

Một số thương lái đang tìm mua cau non ở các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá cao. Theo các ngành chức năng, người dân cần cảnh giác, không nên thấy giá cao mà đốn bỏ những loại cây đặc sản của địa phương để trồng cau.