Đầu Năm Được Mùa Biển
Bắt đầu từ chiều mồng 1 Tết Ất Mùi (19/2/2015), hơn chục tàu cá làm nghề pha xúc và vây rút chì trên địa bàn các xã vùng đông Gio Linh (Quảng Trị) đã xuất quân mở biển mang về những khoang thuyền đầy ắp cá. Được lộc biển đầu năm, ngư dân phấn khởi bám biển, đón tết ngoài ngư trường.
7 tàu cá xã Gio Việt cùng xuất quân mở biển chiều mồng 1 tết, sáng sớm mồng 2 trở về bến mang theo gần 100 tấn cá cơm. Sau chuyến biển đầu năm may mắn, ngư dân địa phương này tạm gác chuyện vui xuân đón tết, tích cực vươn khơi bám biển. Những con tàu ra khơi đúng dịp Tết Nguyên đán, ngoài nhiên liệu, ngư lưới cụ, ngư dân còn chuẩn bị các loại thực phẩm như bánh chưng, mứt, bánh kẹo, rượu, bia... mang hương vị tết đến với những vùng biển xa.
Trên đất liền, các lò hấp sấy cá cũng đã hoạt động trở lại đón những mẻ cá đầu tiên của mùa biển mới. Tính từ ngày 19/2/2015 đến nay, toàn xã Gio Việt khai thác trên 300 tấn hải sản, chủ yếu là các loại cá cơm, cá nục, bạc má.
Một trong những người trúng đậm lộc biển đầu năm ở xã Gio Việt là tàu cá 380 CV làm nghề vây rút chì của anh Lê Tuấn, thôn Xuân Lộc. Chuyến biển “lấy hên” đầu năm mới của tàu anh Tuấn vào ngày mồng 2 tết khai thác được 1,5 tấn cá bạc má. Tàu vừa cập bến, thương lái thu mua trực tiếp tận tàu với giá 50 ngàn đồng/kg mang về cho anh Tuấn doanh thu 75 triệu đồng chỉ sau một đêm khai thác.
Thành công từ chuyến biển đầu tiên khiến anh Tuấn và các bạn thuyền càng hăng say lao động. Từ mồng 2 tết đến nay, tàu cá anh Tuấn đã thực hiện được 5 chuyến biển với tổng sản lượng khai thác gần 7 tấn cá bạc má trị giá gần 350 triệu đồng.
Anh Tuấn cho biết: “Thời tiết tết năm nay nắng ấm, độ cao sóng vừa phải, giá dầu giảm nên ngư dân chúng tôi tranh thủ ra khơi sớm hơn mọi năm. Trúng lộc biển đầu năm mới, ngoài sự may mắn thì năm vừa rồi tàu cá của tôi được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ lắp đặt máy dò ngang sonar trong khai thác thủy sản với tổng kinh phí 350 triệu đồng, trong đó vốn nhà nước hỗ trợ 146 triệu đồng.
Sau khi được lắp đặt máy, chúng tôi được tập huấn kỹ càng về nguyên lý sử dụng để kịp thời phát hiện, quan sát vị trí từng đàn cá nên không phải chạy lòng vòng tìm cá, không đánh sót cá. Đặc biệt nhờ thấy rõ đàn cá trước khi thả lưới nên chúng tôi rất chủ động khi đánh bắt, chỉ khi nào thấy đủ số lượng cá mới đánh nên có thể vây trọn cả đàn”.
Tết này, không riêng gì Gio Việt mà tại thị trấn Cửa Việt, ngư dân cũng hăng hái bám biển làm ăn. Với đội tàu xa bờ có số lượng lớn nhất tỉnh, mỗi chuyến vươn khơi của ngư dân thị trấn Cửa Việt thường kéo dài từ 10 - 15 ngày. Bởi vậy, ngư dân thị trấn Cửa Việt thường nghỉ tết khá muộn, có tàu chiều 29, 30 tháng chạp năm Giáp Ngọ mới cập bến nên ra năm ngư dân thường đi biển muộn hơn những địa phương khác.
Theo ông Nguyễn Trường Kỳ, Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt, năm nay ngư dân thị trấn Cửa Việt đón lộc biển đầu năm rất sớm. Trong số những chuyến tàu ra khơi từ chiều mồng 1 tết có 3 tàu đánh cá cơm thu được 30 tấn còn những tàu đánh bắt xa bờ hiện chưa trở về. Sau Tết Nguyên đán, đến thời điểm này toàn thị trấn có 50/143 tàu tham gia hoạt động khai thác biển.
Sáng sớm đầu xuân, những chuyến tàu trên vùng biển Cửa Việt hối hả cập bến sau một đêm miệt mài đánh bắt. Trở về đất liền kịp thời nên những khoang cá cơm tươi xanh nhanh chóng được ngư dân chuyển vào những lò hấp để chế biến. Cá được mùa lại được nắng nên chỉ một ngày đã khô. Cuối ngày, ngư dân làng biển lại tất bật với công đoạn sơ chế, đóng thùng đưa vào kho lạnh chuẩn bị xuất khẩu. Nhịp sống hối hả của làng biển ngay từ những ngày đầu xuân mang nhiều dự cảm tốt lành về một năm mới ấm no, thắng lợi.
Related news
Hôm 28 tháng 1, ê-kíp mổ của khoa Nam học bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn tiến hành ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ để ghép lại toàn bộ da dương vật và vùng bìu cho nam bệnh nhân N.V.L. Trong lúc làm việc dưới hồ nuôi tôm, anh L. đã bị cánh quạt của chiếc máy quấn vào quần đùi, rồi cuốn luôn dương vật, làm đứt phăng lột hết toàn bộ da dương vật, da vùng bìu
Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi
UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết hàng chục hộ dân ở hai thôn 2, 3 xã Trà Linh vừa hình thành mô hình trồng sâm tập thể, bao gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký với trách nhiệm cụ thể được phân công cho từng thành viên (như chăm sóc, nuôi trồng, bảo vệ cây sâm…). Đây là mô hình mới nhất tại vùng sâm Ngọc Linh (sâm K5) có giá trị kinh tế rất cao, vì lâu nay chỉ có các vườn sâm riêng lẻ.
Nếu như trước đây, người trồng nấm ở Bảo lộc gần như chỉ tập trung vào sản xuất giống nấm mèo bởi có đầu ra ổn định (dù không đem lại giá trị kinh tế cao) và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao trong nuôi trồng. Nay, các loại nấm cao cấp như sò đùi gà, bào ngư nhật, bào ngư xám… đã được các hộ trồng nấm mạnh dạn đưa vào sản xuất, bởi ngoài lợi ích kinh tế họ còn không phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống.
Ngày 30/5/2012, đoàn cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP trong ao tại tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh.