Trồng chanh hướng đi mới của nông dân Đak Pơ
Trong đó, cây chanh đã bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng.
Bỏ rau trồng chanh dây tím
Những ai đã từng đi ngang quốc lộ 19, đoạn qua địa phận thôn An Định, xã Cư An, huyện Đak Pơ sẽ không khỏi trầm trồ trước vườn chanh dây trải dài xanh mướt và vô cùng đẹp mắt sát bên đường.
Chủ nhân của nó là ông Trịnh Ngọc Trường (SN 1971) - một trong những người dám từ bỏ cây hoa màu truyền thống để đầu tư chanh dây tím trên mảnh đất “vựa rau”.
Ông Trường tâm sự, từ lâu bản thân ông đã luôn tìm tòi, nghiên cứu hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của gia đình.
Để thoát nghèo, ông cho rằng mình phải chuyển đổi cây trồng chứ không thể nào phụ thuộc mãi vào mấy cọng rau, củ. Lý giải về lựa chọn của mình, ông Trường nói:
“Chanh dây tím trái to, tròn, màu đẹp, thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng nhiều và cho năng suất cao. Thêm vào đó, thị trường đang rất ưa chuộng.
Qua ti vi, internet và thực tế tham quan các vườn chanh dây tím ở huyện Mang Yang cũng như nhận thấy thời tiết và thổ nhưỡng ở Đak Pơ tương đối thích hợp, tôi đã hạ quyết tâm mang giống cây này về trồng thử nghiệm”.
Tận dụng giàn tre trồng bí sẵn có trên 2,5 sào đất, ông Trường tiến hành xuống giống 150 gốc chanh vào giữa tháng 10 Âm lịch năm trước.
Đây là giống chanh dây tím của Đài Loan được ông mua về từ cơ sở Hải Dương ở huyện Mang Yang với giá 45.000 đồng/cây. 6 tháng sau, chanh cho trái lứa đầu và tính đến thời điểm hiện tại, ông Trường ước mỗi gốc chanh cho thu hoạch tầm 30 kg. V
ới giá dao động từ 8.000 đồng đến 13.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 25.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, vườn chanh dây đã mang về cho ông Trường gần 30 triệu đồng.
Ông Trường chăm sóc vườn chanh của mình.
Đánh giá về hiệu quả kinh tế của việc trồng chanh dây tím, ông Trường chia sẻ:
“Cũng như những hộ dân khác trong vùng, trước đây gia đình tôi chỉ trồng lagim, bí đao, bí đỏ. Làm thì cực, chi phí nhiều mà bấp bênh quá, có khi không bán được phải bỏ cho gia súc, gia cầm ăn, xót xa lắm.
Cũng chính vì lý do đó mà tụi tôi cũng không dám mở rộng diện tích để trồng rau màu. Nay với cây chanh dây tím này, tôi chỉ tốn công đầu tư 1 lần, rủi ro ít mà hiệu quả kinh tế lại khá cao, thu nhập ổn định”.
Ông Trường cũng cho biết thêm, ngay từ đầu ông đã xác định trồng chanh dây sạch theo hướng bền vững. Do đó, ông chỉ mua phân gà về ủ để bón cho chanh, hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng phân bón hóa học.
“Cây chanh dây tím nếu chịu khó chăm thì không phụ công người đâu, ngoài bệnh nấm trái thì cũng chẳng có bệnh gì cả. Sắp tới, tôi sẽ nhân rộng ra thêm 2 ha nữa”- ông Trường nhận định.
Chanh không hạt cho thu nhập đều
Vợ chồng ông Lê Văn Đệ - bà Phan Thị Trinh (tổ dân phố 2, thị trấn Đak Pơ) là một trong những hộ tham gia mô hình trồng chanh không hạt do Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ triển khai từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện năm 2011.
Qua 3 năm thực hiện, nhận thấy rõ hiệu quả kinh tế từ loại cây này, ông Đệ đã tiến hành nhân giống và mở rộng diện tích trồng chanh tại gia đình cũng như bán giống cho các hộ lân cận có nhu cầu.
Tháng 8-2011, ông Đệ bắt đầu trồng 100 cây chanh không hạt trên diện tích 1.000 m2 và hiện tại tăng lên khoảng 2.000 m2. Từ 2011-2013, vườn chanh ở trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và bắt đầu cho trái thương phẩm vào đầu năm 2014 đến nay.
“Đặc điểm của loại chanh này là trái to, không hạt, nước nhiều, mùi rất thơm, nhất là cho trái quanh năm với năng suất khá cao, trung bình từ 4 kg đến 5 kg/quả/cây/đợt.
Tầm 10 ngày là tôi thu hoạch một lần, mỗi lần 80-100 kg. Giá bán dao động từ 7.000 đồng đến 15.000 đồng/kg, riêng thời điểm trái vụ lên 18.000 đến 30.000 đồng/kg.
Cứ như vậy cho thu nhập đều đặn cả năm”- ông Đệ cho biết.
Chanh không hạt cho thu nhập đều quanh năm.
Vì quy mô trồng chưa lớn, lượng chanh thu hoạch chưa nhiều nên gia đình ông Đệ chỉ đưa ra chợ bán hoặc bỏ mối cho các quán giải khát trên địa bàn huyện.
Sắp tới, ông dự tính sẽ mở rộng diện tích, cùng với một số hộ trồng mới tập trung thành một vùng trồng chanh không hạt bán cho các đại lý để xuất đi các tỉnh, thành khác trong cả nước.
“Hiệu quả kinh tế mà giống chanh không hạt này mang lại đã được minh chứng rõ trong thời gian qua.
Việc trồng và chăm sóc loại cây này lúc còn nhỏ cũng không hề khó, cây sinh trưởng và phát triển khá tốt. T
hế nhưng đến khi cây lớn, cho thu hoạch rồi thì bỗng dưng khô cành, vàng lá rồi chết đứng.
Tiếc lắm mà gia đình tôi vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân và cách khắc phục. Nếu gỡ được nút thắt này, đây hứa hẹn sẽ là một loại cây trồng ổn định cho nông dân chúng tôi, nhàn hơn trồng rau lẫn mía”- ông Đệ bày tỏ.
Related news
Hiện nay, người dân vùng trồng chuyên canh cây thanh long của huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang hết sức phấn khởi. Cảnh mua bán tấp nập làm cho không khí thêm vui tươi, nhộn nhịp. Bà con chia sẻ năm nay thanh long được mùa được giá nên lợi nhuận cao hơn nhiều so với mọi năm.
Sau hơn 1 năm triển khai công tác dập dịch “chổi rồng” trên cây nhãn, ngành nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long đã phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể trong tỉnh hỗ trợ kinh phí, thuốc điều trị, hướng dẫn nhà vườn cắt tỉa cành, phun xịt trên 8.005ha vườn nhãn bị bệnh (chiếm 91% diện tích nhiễm bệnh)… nhằm khôi phục lại vườn nhãn bị bệnh. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, sau công tác dập dịch, tỷ lệ nhiễm bệnh “chổi rồng” giảm đáng kể với tỷ lệ nhiễm nhẹ phổ biến ở mức 15 - 30%. Công tác tập huấn, tuyên truyền vẫn tiếp tục được thực hiện nhằm giúp nhà vườn đầu tư chăm sóc, xử lý giai đoạn ra hoa, cho trái,... Tuy nhiên, sẽ có nguy cơ tái nhiễm ở những vườn không tích cực phòng trị theo quy trình đã được hướng dẫn.
Sau khi giới thiệu tới độc giả về đặc điểm và cách lựa chọn giống cá Nàng Hai sao cho hiệu quả trong quá trình nuôi, kỳ này, chúng tôi gửi tới độc giả về cách chuẩn bị ao nuôi để nuôi cá Nàng Hai thuận lợi.
Vợ chồng anh Lê Ngọc Lễ - chị Nguyễn Thị Hạnh (chủ trang trại sinh thái Cát Ngọc ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đã chinh phục thành công vùng cát trắng ven biển làm trang trại, tạo nên lối mở thoát nghèo, làm giàu cho nhiều người tại địa phương.
25/8 là thời điểm toàn tỉnh kết thúc vụ trồng rừng 2013, diện tích trồng đến nay đạt 95% kế hoạch (11.800ha). Mặc dù không đạt 100% kế hoạch nhưng đây cũng là diện tích rừng trồng khá lớn góp phần quan trọng vào việc phát triển 300.000ha rừng phục vụ công nghiệp chế biến gỗ vào năm 2015.