Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Của Những Người Trồng Cam

Hội Của Những Người Trồng Cam
Publish date: Friday. March 14th, 2014

Được Hội ND tỉnh tư vấn, hỗ trợ phân bón, khoa học kỹ thuật… nhiều hộ thành viên hội trồng cam sành huyện Hàm Yên, Tuyên Quang có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm trở lên.

Ông Trình Ngọc Huynh- Phó Chủ tịch Hội Cam sành Hàm Yên thông tin: “Ban vận động Hội Cam sành ra đời năm 1986, sau một năm hoạt động, Hội Cam sành Hàm Yên được thành lập”.

Giữ thương hiệu cam sành

Vẫn theo ông Huynh, Hội Cam sành có 200 thành viên, với diện tích 300ha. Hội hoạt động theo nguyên tắc trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi tháng hội sinh hoạt một lần để các thành viên trao đổi kinh nghiệm, cũng như giải đáp những thắc mắc gặp phải xung quanh việc trồng cam. Hội cũng tổ chức các buổi tập huấn KHKT từ cách trồng, chăm sóc cho đến thu hoạch theo quy trình sản xuất an toàn.

“Ngay từ khi thành lập Hội Cam sành, chúng tôi rất chú trọng đến bảo vệ thương hiệu cam sành Hàm Yên (đã đăng ký từ năm 1987). Giờ đây, cam sành Hàm Yên có mặt khắp trong Nam ngoài Bắc. Vào vụ thu hoạch, thương lái đến tận vườn thu mua. 4-5 năm trở lại đây, 30% sản lượng cam do hội viên Hội Cam sành sản xuất ra đã đi vào siêu thị ở Hà Nội như Metro, BigC... và tham gia các hội chợ nông nghiệp”- ông Huynh chia sẻ.

Ông Đỗ Trung Kiên- Chủ tịch Hội ND tỉnh Tuyên Quang cho biết: Để trợ giúp ND, ngoài các buổi tập huấn KHKT hàng năm, hội còn hỗ trợ phân bón. Cuối tháng 2 vừa qua, hội phối hợp với Công ty Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao hỗ trợ 20 tấn phân bón cho người trồng cam sành”.

Trồng cam mua ô tô tiền tỷ

Là một trong những người đầu tiên trong phong trào trồng cam sành, giờ đây ông Huynh đã có trong tay một khối tài sản lớn về kinh nghiệm trồng cam và thu nhập. Từ trang trại trồng cam, ông đã mua được ô tô tiền tỷ. “Khi tôi bắt đầu trồng cam, cả xã Yên Lâm này chỉ lác đác vài ba hộ trồng. Ban đầu khó khăn trăm bề vì ở đây chủ yếu là đất đồi”- ông Huynh cho hay.

"Trong Hội Cam sành, những hộ gia đình thu được tiền tỷ và mua ô tô không hiếm”.Ông Trình Ngọc Huynh

Cần mẫn chăm sóc hơn 2ha cam, chịu khó tìm hiểu kiến thức qua sách báo, sau một thời gian ông đã thu được hiệu quả đáng kể. Cứ thế chắt chiu, khi đã có chút “lưng vốn”, ông thuê thêm 5ha đất đồi bỏ hoang của xã để trồng cam. Sau khi hoàn thành thủ tục thuê đất, ông bắt tay vào công cuộc khai hoang, vỡ đất, làm đường nước tưới tiêu cho cam. “Trồng cam quan trọng nhất là khâu bón phân, “bắt” đúng bệnh cho cam đã nắm chắc phần thắng trong tay. Ngoài ra, tôi còn tư vấn kỹ thuật cho nhiều hộ trồng cam khác trong Hội Cam sành” - ông Huynh bảo.

Đến nay, trang trại trồng cam của ông Huynh mỗi năm cho thu hơn 100 tấn quả, giá bán tại vườn là 20.000- 25.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm ông thu lãi 1,5 tỷ đồng. Tiền bán cam ông mua ô tô chở vợ con đi chơi, đi du lịch, xây nhà cửa ...

Cách nhà ông Huynh không xa, gia đình ông Lâm Văn Thân cũng là điển hình làm giàu từ cam. Từ năm 2007 đến nay, với 2ha cam, mỗi năm tôi bỏ túi hơn 500 triệu đồng. Tôi đang tính mua chiếc xe ô tô để đi lại cho thuận tiện”.


Related news

Một số kinh nghiệm trong sản xuất và xử lý ra hoa trên xoài cát Hòa Lộc Một số kinh nghiệm trong sản xuất và xử lý ra hoa trên xoài cát Hòa Lộc

Cái Bè là một huyện có diện tích trồng xoài lớn nhất tỉnh Tiền Giang, chủng loại đa dạng như: xoài Cát Hòa Lộc, xoài cát chu, xoài 3 mùa mưa, xoài Đài Loan, xoài Thái… tập trung ở các xã Hòa Hưng, Tân Thanh, Tân Hưng, An Hữu, An Thái Đông, Mỹ Lương, An Thái Trung, Mỹ Đức Tây…

Monday. April 13th, 2015
Đột phá thanh long Đột phá thanh long

Cây thanh long được xem là cây trồng lợi thế của Bình Thuận. Với diện tích đến nay khoảng 30.000 ha, sản lượng trên 500.000 tấn (chiếm khoảng 80% diện tích và sản lượng cả nước), thanh long Bình Thuận đang trở thành thương hiệu nổi tiếng ở trong nước và còn ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều hộ, nhiều vùng trồng thanh long không chỉ xóa được đói, giảm được nghèo mà còn nhanh chóng trở nên sung túc, giàu có.

Monday. April 13th, 2015
Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao

Nhiều năm liền, anh Đoàn Văn Tâm ở ấp Mỹ Vĩnh, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.

Monday. April 13th, 2015
Tâm huyết cùng trái cây sạch Tâm huyết cùng trái cây sạch

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, dịch vụ, thương mại Bình Lộc là mô hình điểm sản xuất giỏi trong phong trào xây dựng nông thôn mới của TX.Long Khánh (Đồng Nai). Nhiều xã viên khá lên, thậm chí làm giàu nhờ ứng dụng tốt khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hành sản xuất theo quy trình VietGAP để sản xuất trái cây sạch cung ứng cho thị trường.

Monday. April 13th, 2015
Dưa rẻ như bèo! Dưa rẻ như bèo!

Thời tiết khắc nghiệt đã khiến các hộ trồng dưa hấu ở xã Ninh Trung (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) điêu đứng. Hàng tấn dưa thu hoạch xong đang chất đống chờ người mua với giá rẻ.

Monday. April 13th, 2015