Dân Đổ Xô Nuôi Rắn, Mong Thành Tỷ Phú Ở Hà Nam

Thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) vốn chỉ là vùng đất thuần nông, nhưng chỉ trong vài năm trở lại đây, người dân đổ xô sang nghề nuôi rắn.
Nghề nguy hiểm, nhưng lại giúp người dân nhanh làm giàu, nhiều hộ đã có tiền tỷ nhờ thu nhập từ nuôi rắn.
Người đầu tiên đưa nghề nuôi rắn về Bạch Xá là anh Nguyễn Kế Đông. Đầu năm 1990, anh Đông bắt đầu thí điểm xây dựng 5 chuồng chuyên nuôi rắn hổ mang và rắn hổ trâu với diện tích mỗi chuồng rộng khoảng 3 m2, nuôi nhốt từ 30 - 40 con.
Anh Đông cho biết: “Rắn hổ mang là loài ăn tạp, nên rất dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn cho rắn cũng dễ kiếm, chủ yếu là gà và vịt con chết, trứng ấp hỏng, cóc, nhái… Sau đó, anh đã liên tục nhân thêm giống và đến nay, cả gia đình anh đã có tới 3 trang trại lớn chuyên nuôi rắn với số lượng lên tới 5.000 con, trong đó có 1.000 con giống bố mẹ và 4.000 con rắn thương phẩm.
Sau anh Đông đã có rất nhiều người trong thôn đầu tư vào nuôi rắn như ông Nguyễn Thế Sang. Nhà vốn chỉ trồng lúa là chính, song hiện ông đã có 3 chuồng rắn với số lượng gần 600 con. Ông Sang chia sẻ: “Lúc đầu, tưởng khó nuôi, nhưng sau đó tôi lại cảm thấy nuôi rắn còn dễ hơn… nuôi lợn”.
Theo anh Đông, trong nuôi rắn, điều quan trọng nhất là khâu cho rắn ăn. Rắn thường chỉ ăn mạnh vào tháng 6 - 7 và 2 ngày mới phải cho rắn ăn một lần, đặc biệt đến mùa đông không cần cho rắn ăn. Sau 2 năm, mỗi con rắn sẽ đạt từ 2,5 – 4 kg, bán ra thị trường khoảng 800.000 – 1 triệu đồng/kg, trừ chi phí thì người nuôi lãi 400.000 – 500.000 đồng/con.
Với giá trị mỗi con rắn giống 150.000 - 170.000 đồng (tùy loại), khoảng 60.000 đồng/quả trứng giống, sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm một hộ nuôi rắn với số lượng hàng nghìn con như anh Đông có thể thu được hàng tỷ đồng. Toàn thôn Bạch Xá, hiện có 490 hộ dân, thì có tới 300 hộ đã chuyển sang nghề nuôi rắn.
Related news

Lâu nay, nghề chăn nuôi hươu ở huyện miền núi Hương Sơn đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt trong thời gian gần đây bằng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp nên nghề chăn nuôi hươu trên địa bàn đã có bước phát triển vượt bậc, việc xây dựng mô hình theo hướng tập trung hàng hóa thực sự có sức lan tỏa rộng lớn trong nếp nghĩ, cách làm của hầu hết người dân.

Tại buổi tập huấn, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con tìm hiểu các triệu chứng, đặc điểm, chu trình gây hại của ruồi đục quả và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả sinh học Ento – Pro. Qua đó giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm táo.

Tổng kết sản xuất vụ thu đông năm 2012, nông dân xã Tân Thạnh – vùng đầu nguồn của thị xã. Tân Châu (tỉnh An Giang) vô cùng phấn khởi bởi hiệu quả từ cánh đồng mẫu mang lại. Với năng suất thu hoạch đạt 7,1 tấn/ha, giá lúa 5.000 đồng/kg, giá thành sản xuất chỉ 2.800 đồng/kg; sau khi trừ chi phí còn thu lợi nhuận trên mỗi ha 15,5 triệu đồng.

Đối với loại vỏ xơ mít ủ chua cùng bột ngô theo tỷ lệ 3%, 6% và 9% trong thành phần với thời gian trên 90 ngày. Sử dụng vỏ xơ mít ủ chua nuôi bò, hiệu quả kinh tế cao hơn cho ăn rơm ủ urê. Kết quả là nhằm kết hợp tốt giữa sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả với chăn nuôi.

Ông Lê Thanh Triều - Chủ tịch UBND huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết, vụ thu hoạch cá đồng mỗi năm chỉ có một lần hiện đang vào mùa nhưng đã xuất hiện nhiều hình thức tận diệt cá non, nguồn cá giống dùng để thả nuôi cho vụ mùa sau. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ không còn nguồn cá giống để thả nuôi cho vụ mùa tới.