Xuất Khẩu Trung Quốc Giảm 2 Tháng Liên Tiếp

Xuất nhập khẩu nước này đã bất ngờ giảm trong tháng 3, khi Thủ tướng Lý Khắc Cường cố gắng bình ổn nền kinh tế trước nguy cơ tăng trưởng chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính.
Trung Quốc tung thêm kích thích kinh tế / Ngân hàng Trung Quốc lao đao vì ngành đóng tàu
Theo số liệu Hải quan Trung Quốc công bố sáng nay, xuất khẩu tháng 3 đã giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, các chuyên gia trong khảo sát của Bloomberg lại cho rằng con số này sẽ tăng 4,8%. Nhập khẩu cũng giảm 11,3%, đẩy thâm hụt thương mại Trung Quốc về 7,71 tỷ USD.
Đây là tháng thứ 2 liên tiếp xuất khẩu nước này đi xuống. Theo số liệu chính thức, xuất khẩu tháng 2 của Trung Quốc giảm 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Nhà đầu tư đang xem xét khả năng Trung Quốc tung thêm kích thích khi Chính phủ đang cố gắng vừa duy trì tăng trưởng, vừa kiềm chế rủi ro tín dụng. Sau khi tới thăm khu vực thương mại tự do Thượng Hải hôm qua, Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc - Zhou Xiaochuan cũng khẳng định nước này sẽ cải tổ kinh tế theo hướng thị trường.
Tuần trước, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ giảm thuế cho các công ty nhỏ và đẩy mạnh xây dựng đường sắt. Động thái này được đưa ra sau khi các nhà kinh tế học ước đoán nước này chỉ tăng trưởng 7,3% quý I so với cùng kỳ năm ngoái, chậm chất kể từ năm 2009.
Mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc năm nay vẫn được giữ nguyên 7,5%. Tốc độ này cũng khớp với dự đoán mới đây nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Related news

Cơ sở để Vasep đưa ra dự báo trên là căn cứ trên tình hình xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm nay, đạt 2,86 tỉ đô la Mỹ, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm tăng ở tất cả các thị trường, còn xuất khẩu cá tra, bạch tuộc đã có dấu hiệu phục hồi.

Mấy tuần gần đây, nông dân nuôi cá điêu hồng làng bè tỉnh Tiền Giang phấn khởi do giá cá liên tục tăng cao, sức tiêu thụ của thị trường mạnh. Hiện nay, giá cá điêu hồng được các thương lái thu mua với giá 39.000 - 40.000 đồng/kg cao hơn 6.000 - 7.000 đồng/kg so với giá thành sản xuất.

Những năm 80 của thế kỷ 20, chính quyền và nông dân huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) đã bắt đầu hình thành những vùng chuyên canh, xen canh giữa cây lúa và ngô (bắp) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đến nay, cây ngô đã trở thành cây trồng chủ lực tại đây, với năng suất lên đến 13, 14 tấn/ha, mở hướng phát triển bền vững cho việc tái cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện.

Giồng Riềng là huyện thuộc vùng đất thấp trũng (Tây sông Hậu) của tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mô hình trồng tiêu trên đất vườn của huyện Giồng Riềng được nhiều nông dân quan tâm đầu tư nhân rộng. Điểm đặc trưng nổi bật của mô hình trồng tiêu trong huyện là trồng trên đất liếp vườn dùng cây tràm sống làm trụ.

Mùa rộ trái cây ĐBSCL thường “đụng hàng” mùa thu hoạch tập trung ở miền Đông, Tây Nguyên và miền Bắc, nên lượng cung ra thị trường khá lớn gây khủng hoảng thừa, rớt giá. Do vậy, việc điều chỉnh mùa vụ, sản lượng trái cây đáp ứng nhu cầu thị trường là vấn đề rất cần thiết.