Nguy Cơ Xóa Vùng Nguyên Liệu Bông Vải

Cánh đồng trồng cây bông vải của huyện Tuy An trước đây rộng gần 200ha, nay đã thu hẹp đáng kể. Nguyên nhân là do giá bông quá thấp, nông dân không còn mặn mà với loại cây trồng này.
Cánh đồng chuyên trồng cây bông vải ở các xã An Hiệp, An Hòa, An Mỹ (huyện Tuy An) trước đây rộng 190ha, vụ xuân hè này chỉ còn 10ha. Thời tiết nắng hạn kéo dài, cây bông thiếu nước, tỉ lệ hoa đậu trái thấp. Thêm vào đó, giá bông chỉ ở mức 13.000 đồng/kg, giảm 7.000 đồng/kg so với trước đây, khiến người trồng lỗ nặng.
Ông Trần Văn Thân ở xã An Hiệp cho biết, mấy năm trước, gia đình ông trồng 3 sào bông, sau khi trừ chi phí, lãi gần 15 triệu đồng. Còn năm nay, không chỉ bông mất mùa mà giá bông còn giảm mạnh, nên gia đình ông chỉ lãi khoảng 1 triệu đồng.
Cánh đồng Láng ở xã An Hiệp trước đây là vùng chuyên trồng bông vải, nay hầu hết nông dân chuyển sang trồng rau, đậu. Số ít trồng bông vải nhưng nông dân không được Trạm Bông Phú Yên cho mượn phân bón để bón cho cây bông, một số ít hộ được hỗ trợ nhưng ở mức thấp. Do không có vốn nên một số hộ “khoán trắng” cho đất nuôi cây bông, được bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu!
Còn tại xã An Hòa, trước đây, vào những ngày này nhà nào cũng thu hoạch bông vải. Bông phơi từ nhà ra ngoài ngõ.
Có hộ trồng từ 7 đến 8 sào bông, cá biệt có hộ trồng cả hécta. Còn năm nay, nông dân xã An Hòa chuyển sang trồng rau, đậu. Bà Trần Thị Hương cho hay: “Trồng rau, hành ngò thu được nhiều lứa, ước tính cho thu nhập cao hơn trồng bông vải”.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, trước đây, huyện có 190ha chuyên trồng cây bông vải, nhưng vụ bông năm 2013 nông dân chỉ xuống giống 7ha, và năm nay “nhích” lên 10ha, trong khi kế hoạch của huyện trồng 20ha. Các năm trước, năng suất bông đạt 17 tạ/ha, lợi nhuận 30 triệu đồng/ha, thế nhưng 2 năm nay do ảnh hưởng thời tiết, sâu bệnh nên năng suất bông giảm, người trồng bông gặp nhiều khó khăn.
Ông Trần Sáu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy An, cho biết: Diện tích gieo trồng thấp hơn kế hoạch đề ra một phần do giá bông nguyên liệu thấp; một phần do mức hỗ trợ giống, phân bón của Công ty Bông Nha Trang thấp hơn so với các năm trước đã khiến nông dân không còn mặn mà với loại cây trồng này, chuyển sang trồng các cây khác. Nguy cơ xóa vùng nguyên liệu bông vải rất cao.
Related news

Trong những năm gần đây, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn huyện có hơn 40 nghìn ha rừng được bảo vệ và phát triển tốt. Mỗi năm huyện trồng mới hàng nghìn ha rừng, góp phần giữ ổn định tỷ lệ che phủ rừng.

Thời gian qua, chuối trồng ở các xã An Lĩnh, An Xuân, An Thọ (huyện Tuy An) bị bệnh rũ lá, sau đó chết khô mà không biết nguyên nhân. Xung quanh vấn đề này, Báo Phú Yên phỏng vấn thạc sĩ Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên.

Nghị định 67/2014/NĐ – CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ban hành là tin vui đối với ngư dân (có hiệu lực vào ngày 25.8 tới). Những ngày này, các ngân hàng đã tập trung vốn, cải cách thủ tục vay để sẵn sàng giải ngân cho các ngư dân, các đơn vị, tổ chức phát triển thủy sản.

Vụ Tín dụng kinh tế ngành (thuộc Ngân hàng Nhà nước) đã công bố dự thảo hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực thủy sản theo chỉ đạo cấp bách của Chính phủ. Gói tín dụng hỗ trợ ngư dân sẽ chính thức được triển khai vào ngày 25.8.

Xoài cát Hòa Lộc được thương lái vào tận vườn thu mua giá loại I (từ 350 -400 gram/trái) 90.000-110.000 đ/kg, loại II ( dưới 300 gram/trái) giá 50.000 – 60.000 đ/kg, cao gấp 3-4 lần so với cách đây 2 tháng. Theo ông Bê, với giá bán này trừ các khoản chi phí lãi gần 350 triệu đ với hơn 200 gốc xoài.