Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Fuyu Và Jiro Từ Miền Núi Phía Bắc Đến Cao Nguyên Lâm Viên Đà Lạt

Fuyu Và Jiro Từ Miền Núi Phía Bắc Đến Cao Nguyên Lâm Viên Đà Lạt
Publish date: Thursday. July 31st, 2014

Theo Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), vùng chuyên canh các giống hồng ăn trái của Đà Lạt và vùng phụ cận có thể ghép cải tạo với 2 giống hồng mới của Nhật Bản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, có tên là Fuyu và Jiro.

Khảo sát của Viện Bảo vệ thực vật cho biết, hồng ăn trái là cây trồng truyền thống ở vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên, trong đó có Đà Lạt và các vùng phụ cận.

Đến nay, những giống hồng trồng phổ biến trên những “vùng sinh thái” đặc biệt này gồm nhóm hồng giấm, hồng ngâm thuộc chủng loại hồng chát. Đây là những giống hồng đều có thể thu hoạch khi vỏ trái còn căng và chắc, nên dễ bảo quản giữ tươi, không bị dập nứt trên đường vận chuyển từ khu vực sản xuất vùng sâu, vùng xa đến tiêu thụ ở khu vực đô thị của từng địa phương.

Tuy nhiên, do phần lớn giống cây đã “xưa cũ”, cộng với kỹ thuật chăm sóc không còn thích hợp, dẫn đến năng suất và chất lượng các giống hồng trong nước ngày càng sụt giảm, giá trị kinh tế thấp kém. Bên cạnh đó, nông dân một số địa phương vẫn sử dụng phương pháp dú chín trái hồng sau thu hoạch theo kinh nghiệm thủ công, đã góp phần làm “biến chất” hương vị thêm phần chát đắng hoặc gây trái chín ép, khó tìm đầu ra.

Để khắc phục thực trạng trên, bắt đầu từ năm 2008, Viện Bảo vệ thực vật đã chủ trì Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam”, đưa giống hồng ngọt Fuyu và Jiro từ Nhật Bản về ghép cải tạo thực nghiệm với các giống hồng địa phương khu vực trung du, miền núi phía Bắc.

Đến nay, Viện đã hoàn chỉnh quy trình từ ghép cải tạo đến chăm sóc và thu hoạch, đạt những kết quả khá khả quan. Theo đó, trên các vùng đất có độ cao từ 950-1.000m thuộc các tỉnh Lào Cai, Sơn La và độ cao từ 150-350m thuộc các tỉnh Bắc Giang, Hòa Bình, hồng ngọt Fuyu và Jiro ghép cải tạo với các giống hồng bản địa, canh tác sau 2 năm đã kết trái, “gặt hái” từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 9 trong năm.

Trong đó trọng lượng mỗi trái hồng giống Fuyu đạt từ 110-178 gam; giống Jiro đạt từ 130-220 gam. Trong một vụ mùa hồng Fuyu và Jiro, các đối tượng gây hại gồm sâu ăn lá, sâu gặm vỏ, rệp sáp… phát sinh từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 5 đều đã được Viện áp dụng các biện pháp khoa học phòng trừ hiệu quả.

Đáng quan tâm là hồng ngọt Fuyu, Jiro ghép cải tạo đều tăng năng suất vượt trội từ năm thứ 3 trở đi. Cụ thể, năng suất trên mỗi ha Jiro “đến tuổi” năm thứ 2, thứ 3 và thứ 4 ở vùng sinh thái Bắc Hà - Lào Cai (950m) đạt lần lượt hơn 1,1 tấn, gần 6,1 tấn và 11 tấn; ở vùng Mộc Châu - Sơn La (1.000m) là 1,6 tấn, 7,6 tấn và hơn 12 tấn.

Tương tự, trên mỗi ha Fuyu ở độ cao 950m (Bắc Hà - Lào Cai) “thu bói” sau 2 năm trồng, chăm sóc mới thu hơn 0,6 tấn, đến năm thứ 3, thứ 4 tăng lên 5,3 tấn và hơn 10,3 tấn; ở độ cao 1.000m (Mộc Châu - Sơn La) thu từ hơn 1,3 tấn vụ mùa đầu tiên, tăng lên 7 tấn và gần 12,4 tấn trong 2 vụ kế tiếp.

Liên hệ với riêng Đà Lạt và các vùng phụ cận, diện tích hồng ăn trái (giống địa phương) trồng tập trung có năm lên đến 2.500ha (khoảng 1.000ha trồng ở Đà Lạt và 1.500ha trồng ở Đơn Dương), mùa vụ thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, đạt tổng sản lượng ước khoảng 4.500-5.000 tấn, sau đó tiêu thụ bằng hình thức bán tươi là chủ yếu, chỉ chiếm phần nhỏ chế biến sấy khô ở quy mô thủ công, dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Trong khi đó, Viện Bảo vệ thực vật cũng đã khẳng định rằng, nếu “đối chứng” với điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác thì vùng Cao nguyên Lâm Viên Đà Lạt cùng các vùng phụ cận hoàn toàn thích hợp để ghép cải tạo giống hồng Fuyu và Jiro nhập về từ Nhật Bản với gốc hồng bản địa như đã thực hành thành công ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc như đã nói ở trên.

Hiện hồng Fuyu và Jiro mang xuất xứ Việt Nam bắt đầu thâm nhập thị trường xuất khẩu sang Hồng Kông, Singapore với mức giá nhiều triển vọng - từ 3,6-4,5USD/kg. Bởi vậy, đây là một vấn đề gợi mở khá thiết thực nhưng không kém phần bức bách đối với công tác khuyến nông, thay thế giống hồng mới cho Đà Lạt nói riêng, Lâm Đồng nói chung.


Related news

Dưa Hoàng Kim Hái Ra Tiền Dưa Hoàng Kim Hái Ra Tiền

Nhiều hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đang có nguồn thu nhập 70- 80 triệu đồng/ha từ vụ màu, chủ yếu trồng dưa hoàng kim, dưa hấu, bí xanh… xen canh trên đất lúa.

Friday. March 16th, 2012
Ông Chủ 4 Trang Trại Lợn Ông Chủ 4 Trang Trại Lợn

Tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, được nhận học bổng và học thạc sĩ tại ĐH Southern Taiwan (Đài Loan), nhưng chàng trai 8X Nguyễn Hoàng Hà đã từ bỏ nhiều cơ hội làm việc ở thành phố để về quê… nuôi lợn.

Saturday. May 26th, 2012
Mô Hình Nông Nghiệp Xanh Ở Israel Mô Hình Nông Nghiệp Xanh Ở Israel

Cùng tham quan mô hình nông nghiệp ở Israel

Friday. February 24th, 2012
Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Ném Đá Ao Bèo Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Ném Đá Ao Bèo

Phú Yên là tỉnh có tiềm năng NTTS rất lớn, nhất là nuôi tôm sú, tôm hùm... Tuy nhiên, khi dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn, thú y thủy sản vào cuộc thì "việc đã rồi". Do trình độ chuyên môn hạn chế nên công tác phòng chống dịch bệnh như "ném đá ao bèo".

Wednesday. March 21st, 2012
Hà Giang Mạo Hiểm ? Hà Giang Mạo Hiểm ?

Như NNVN từng phản ánh, đợt rét đậm rét hại kèm sương muối năm 2010 đã hạ gục trên 1.000 ha cao su mới trồng tại Hà Giang. Sau cú sốc lớn, tỉnh Hà Giang thận trọng không mở rộng mà chỉ quyết tâm khôi phục diện tích cao su bị chết, nhưng sự đương đầu này quá mạo hiểm.

Saturday. February 25th, 2012