Đã mắt ngắm vườn thanh long trăm gốc trên mái nhà

Ông Nguyễn Mạnh Thắng chia sẻ, cách đây khoảng một năm, ông có dịp thăm quan một mô hình trồng thanh long trong chậu mà vẫn ra hoa đậu quả.
Khi về, ông nảy ra ý tưởng mua chậu cảnh và làm khung trụ để trồng thanh long trên khoảng sân thượng nhà mình.
Theo lời ông Thắng, chi phí làm vườn thanh long hết chưa đầy 10 triệu đồng, trong đó bao gồm: tiền sắt làm khung 4 triệu, tiền chậu 4 triệu (giá 50.000 đồng/chậu), tiền nguyên liệu để làm cọc trụ cho mỗi gốc thanh long,...
Chuẩn chị vật liệu xong, tự tay ông thiết kế và làm.
“Trước đây tôi đã trồng thanh long trong chậu sứ, nhưng được một thời gian thì chậu bị vỡ mà giá chậu sứ lại đắt.
Nay tôi chuyển sang chậu xi măng, thấy bền và giá thành rẻ hơn hẳn”, ông Thắng nói.
Sau một năm, giờ ông đã có gần 100 gốc thanh long trên sân thượng.
Cây đã cho quả được nửa năm nay.
“Thanh long ruột đỏ tuy quả nhỏ nhưng rất sai, ăn ngọt, đậm đà hơn hẳn thanh long ruột trắng.
Năm đầu tiên bói quả có cây cho tận 10 quả.
Đặc biệt, nhiều lúc vườn thanh long chín rực đỏ trên sân thượng”, ông Thắng khoe.
Ông cũng tiết lộ, thanh long là loại cây cực dễ trồng và chăm sóc.
Chỉ cần chọn chậu xi măng cao 40cm, có đường kính miệng 40 cm, rồi lấy xỉ than, đất, phân gà, phân NPK trộn với nhau cho vào chậu là trồng được.
Trời nắng, cần tưới nước ngày một lần, còn trời mát mẻ như hiện tại thì 2 ngày mới phải tưới.
Có hôm bận việc, ông quên tưới nước mà cây cũng chẳng sao, vẫn sống tốt.
Thanh long thường ra hoa, đậu quả từ tháng 4 đến tháng 10.
Vì thế, mỗi năm ông chỉ bón phân NPK vào gốc cây một lần vào tháng 3 để đón đợt ra hoa vào tháng 4.
Tuy nhiên, ông Thắng lưu ý, thanh long là loại cây trồng ưa ánh sáng, phải có ánh sáng cây mới ra hoa và đậu quả.
Không chỉ trồng trên sân thượng để hứng nắng, gần đây, buổi tối ông còn thắp thêm hai bóng điện để tăng độ sáng cho vườn thanh long.
Cây thanh long có ưu điểm là không sâu bệnh, không tốn quá nhiều công chăm sóc, đặc biệt, cây còn không có lá nên đỡ phải quét dọn vườn khi lá rụng.
“Tôi trồng phục vụ nhu cầu ăn uống của gia đình là chính, lúc thu hoạch nhiều quá thì đem biếu bớt hàng xóm, cho bạn bè chứ không bán”, ông Thắng nói.
Thanh long là loại cây dễ chăm sóc, chỉ trồng trong chậu cũng có thể phát triển rất tốt.
Chỉ cần trồng vài tháng là thanh long đã bắt đầu ra hoa.
Thanh long được trồng trên sân thượng song cực kỳ nhiều hoa mặc dù đã vào thời điểm cuối mùa.
Vườn thanh long trên sân thượng có đủ ánh sáng nên cho quả sai trĩu.
Theo ông Thắng, quả thanh long trồng trên sân thượng ăn ngon, vị rất ngọt.
Tối đến, ông Thắng còn thắp thêm hai bóng điện để cung cấp sáng, giúp thanh long đậu quả tốt hơn.
Related news

Cùng với Trà Bồng, huyện Tây Trà cũng được biết đến là vùng đất của cây quế. Song, tại mảnh đất này, còn có một loại cây trồng khác cũng đã gắn bó lâu đời với đồng bào Cor. Đó là cây chè xanh ở vùng núi cao phía bắc đỉnh núi Cà Đam. Đây là ngọn núi cao nhất Quảng Ngãi, thuộc thôn Trà Vân, xã Trà Nham.

Mô hình được triển khai trên diện tích 5ha tại 3 bản: Pa Ham 1, Pa Ham 2 và Mường Anh với sự tham gia của 90 hộ dân, tổng kinh phí gần 60 triệu đồng. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ toàn bộ về giống, vật tư, phân bón, thuốc BVTV.

Được biết, Tân Phước thuộc vùng Đồng Tháp Mười là vùng khóm chuyên canh của tỉnh Tiền Giang, với diện tích trên 15.000 ha, sản lượng trên 200.000 tấn trái/năm. Cây khóm đã nhiều năm bén rễ trên vùng đất nhiễm phèn, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và chế biến XK.

Là người đã gắn bó gần 40 năm với cánh đồng Mường Thanh, nên ông Nguyễn Xuân Biền, Giám đốc Công ty TNHH giống nông nghiệp Trường Hương, đội 5 xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) hiểu rõ đặc tính của từng giống lúa.

Nhằm đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu thu hoạch, những năm qua tỉnh ta đã ban hành chính sách hỗ trợ 20% giá trị mua máy gặt đập liên hợp cho các tập thể, cá nhân. Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh đã có 4.987 máy gặt, trong đó có 501 máy gặt đập liên hợp.