Có phải ớt hiểm thất mùa do giống đểu?

Có một điều lạ, vụ ớt này, toàn xã Long Vĩnh xuống giống khoảng 160 ha, nhưng chỉ có 60 ha bị sự cố “hoa nhiều hơn trái”. Số hạt giống gieo trồng trên 60 ha này đều có nguồn gốc từ một công ty hạt giống có trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh, do các đại lý trên địa bàn huyện bán.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Trong – Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành bức xúc cho biết, khoảng 60 ha ớt bị thất mùa nặng nề do cây đậu nhiều hoa nhưng ít trái, trái ớt thì rất nhỏ giống như ớt sim rừng.
Ông Trong và nhiều nông dân có điện báo cho Công ty hạt giống N., công ty hứa cử cán bộ đến xem xét. Sau đó nhân viên công ty có đến 1 lần để xem rồi… mất dạng.
Người dân tiếp tục điện thoại cho công ty, công ty hứa là vào giữa tháng 2.2015 cán bộ công ty sẽ lên xem xét và đưa ra hướng giải quyết cho người dân, nhưng nay đến cuối tháng 4.2015 cũng chẳng thấy bóng dáng của nhân viên công ty .
Ông Trong cho biết thêm, vì trái ớt nhỏ nên khi thu hoạch chỉ bán được có 12.000 đồng/kg, trong khi đó cùng là ớt hiểm lai F1, nhưng giá ớt trồng từ những giống của Công ty khác cho trái nhiều, to thì có giá bán trên 20.000 đồng/kg.
Chưa kể, do cây ớt cho trái nhỏ và ít trái nên tiền mướn công hái ớt cao hơn… Tính ra, với mỗi công đất trồng ớt, nông dân lỗ khoảng 4.000.000 đồng.
Đề nghị ngành chức năng tỉnh và huyện vào cuộc xác định nguyên nhân, có biện pháp bảo vệ quyền lợi cho người nông dân.
Related news
Gia đình chị Triệu Thị Phin, dân tộc Dao, ở thôn Nà Khà, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là hộ đầu tiên trên địa bàn mạnh dạn thử nghiệm nuôi ếch kết hợp thả cá để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình của chị bước đầu cho hiệu quả và đã có thu nhập.

Long Vĩnh là một xã thuộc huyện Duyên Hải (Trà Vinh), là địa bàn ngập mặn quanh năm, kinh tế chủ yếu của người dân là nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, cua… Tuy nhiên trong quá trình nuôi các con giống người nuôi cũng gặp không ít rủi ro.

Nếu Minh Phú mua tôm nguyên liệu theo giá thị trường, DN sẽ có lời nhưng giá mua lại dưới giá thành, người nuôi tôm sẽ bỏ ao và DN cũng gặp khó khăn theo
Từ 1ha đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Huỳnh Văn Sơn (ấp Long Phước, Long Mỹ - Mang Thít - Vĩnh Long) đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.

Dọc theo Quốc lộ 4D từ xã Tòng Sành (Bát Xát) lên đến thị trấn Sa Pa (Sa Pa), du khách thường gặp đồng bào dân tộc Mông, Dao đỏ bán những xâu cá suối tươi vừa bắt dưới suối lên. Cá suối Sa Pa là món ăn dân dã mà hấp dẫn.