Người đi đầu phát triển kinh tế từ nuôi ếch
Sinh ra và lớn lên ở miền quê còn nhiều khó khăn về kinh tế, lại hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm...
nhưng chị Phin đã vượt qua rào cản về phong tục, tập quán, kiến thức để tìm hướng làm kinh tế.
Nhờ tích cực tìm tòi học hỏi và sự nỗ lực của bản thân, trong thời gian đi học ở Trường Cao đẳng Nội vụ Trung ương, cùng với niềm đam mê và ý chí quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, đến nay chị đã đạt được kết quả khích lệ trên con đường khởi nghiệp.
Tìm hiểu cách làm giàu qua sách báo, trên phương tiện thông tin đại chúng, chị nhận thấy nguồn nước tự nhiên sẵn có của địa phương là một lợi thế để nuôi ếch, đồng thời nhu cầu mặt hàng ếch thịt trên thị trường còn rất nhiều.
Tháng 4/2014, chị quyết định vay vốn ngân hàng rồi về tỉnh Bắc Giang mua 3 nghìn con ếch giống về nuôi.
Do thiếu kinh nghiệm, chưa am hiểu đặc tính sinh trưởng và kỹ thuật nuôi nên cả 3 nghìn con ếch giống chết dần, đây là thất bại đầu tiên của chị.
Không nản chí, chị tiếp tục về tỉnh Bắc Giang và thành phố Hà Nội học hỏi thêm kinh nghiệm rồi tiếp tục đầu tư mua thêm 3 nghìn con ếch giống về nuôi kết hợp thả cá trên diện tích ao nuôi 1.200m2.
Sau 3 tháng, thu hoạch ếch thương phẩm nuôi sống còn 60%, với giá bán 35 nghìn đồng/kg (bình quân mỗi con 0,25kg) cho các nhà hàng trong huyện, trừ chi phí chị hoàn được số tiền vốn bị lỗ do ếch chết lần đầu.
Khu vực nuôi ếch của gia đình chị Phin
Kiên trì mới có được thành công, nghĩ sao làm vậy, tháng 3/2015, chị “liều” mua tiếp 20 cặp ếch giống bố mẹ tại tỉnh Bắc Giang về nuôi.
Sau 1 tháng, ếch đẻ thu được hơn một vạn con ếch giống.
Trong 14 ngày đầu chị cho ăn tinh bột cám cùng lòng đỏ trứng, từ 15 ngày tuổi trở đi, chị cho ếch ăn thức ăn viên chuyên dùng do Công ty Sao Việt cung ứng.
Ếch lớn nhanh, thích nghi dần với điều kiện nuôi dưỡng tự nhiên.
Do chưa có khả năng tích luỹ vốn đầu tư nên sau 45 ngày chị phải xuất bán 5 nghìn con ếch giống cho khách hàng tỉnh Thái Nguyên với giá 800 đồng/con, còn lại hơn 5 nghìn con nuôi sau 1 vụ (3 tháng) chị bán thương phẩm với giá 35 nghìn đồng/kg, thu được khoảng 35 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 25 triệu đồng.
Thu nhập từ vụ nuôi ếch và cá đầu năm chị thu được hơn 40 triệu đồng.
Theo chị Phin: Nuôi ếch kết hợp thả cá giúp tận dụng phân và thức ăn thừa của ếch để nuôi cá, quan trọng là nguồn nước phải sạch.
Cần thay đổi nước thường xuyên và khử khuẩn nước trước khi đưa vào ao.
Chú ý phân loại ếch trong 2 - 3 tuần đầu để hạn chế việc ăn thịt lẫn nhau. Ếch dễ nuôi và chủ động được nguồn thức ăn, đặc biệt ếch ít dịch bệnh nên cũng giảm chi phí thuốc phòng trị.
Trong quá trình nuôi cần bổ sung các vitamin và men tiêu hóa cho ếch...
Một điều cần quan tâm nữa là thị trường tiêu thụ, nếu xuất bán ếch trái vụ (thời điểm tháng 4 - 5) sẽ có giá cao hơn mùa thuận.
Thời gian tới, chị dự định mở rộng quy mô nuôi ếch bố mẹ sinh sản để chủ động nguồn con giống và sẽ nuôi ếch thương phẩm theo phương thức nuôi gối, thu hoạch luân phiên, có như vậy thời gian thu hồi vốn mới nhanh.
Thành công bước đầu của mô hình mở ra hướng đi mới cho gia đình chị Phin trong việc phát triển kinh tế hộ.
Đặc biệt mô hình có khả năng nhân rộng đối với hộ gia đình ở nhiều địa phương khác có tiềm năng phát triển thuỷ sản nhưng chưa tận dụng triệt để hoặc nuôi cá không hiệu quả, nên chuyển đổi sang nuôi ếch kết hợp thả cá để tăng thu nhập.
Related news
Trước giờ cây rau răm được xem có giá trị kinh tế thấp nhất trong các loại rau, với cách đầu tư bài bản, loại cây này đem về thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm
Đây là cây dễ trồng, mùa nắng thì rụng hết lá, đến tháng 4 - 5, khi có vài đợt mưa đầu mùa thì ra lá non, phát triển trở lại và bắt đầu trổ bông.
Mày mò nghiên cứu và ứng dụng thành công việc nuôi ếch trong nhà kính, anh Nguyễn Văn Kết (36 tuổi) duy trì nghề nuôi này quanh năm để cho nguồn thu nhập cao.
Việc xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao mặc dù yêu cầu vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả thành công rất cao, lợi nhuận khá, kiểm soát được dịch bệnh
Anh Võ Văn Chín, huyện Trà ôn, tỉnh Vĩnh Long là một nông dân chuyên nuôi trồng thủy sản từ hơn mười năm nay.