Chuyện Về Một Người Mù Làm Kinh Tế Giỏi

Mặc dù bị mù bẩm sinh cả hai mắt nhưng với nghị lực sống mạnh mẽ cùng sự khéo léo của đôi tay và tính cần mẫn, ông Phan Ly ở thôn An Mô, xã Triệu Long (Triệu Phong - Quảng Trị) đã vượt qua số phận, trở thành một tấm gương làm kinh tế giỏi.
Theo hướng dẫn của anh Nguyễn Thành Nhân, cán bộ Hội Người mù huyện Triệu Phong, chúng tôi đến thăm gia đình ông Phan Lý. Ngôi nhà nhỏ nằm yên bình bên lũy tre xanh, gần sông Thạch Hãn. Nghe tiếng người quen, ông Ly lần theo bờ tường ra cửa đón chúng tôi.
Khi biết chúng tôi đến tìm hiểu viết bài về mô hình kinh tế của mình, ông Ly cười và nói: “Chuyện đó có gì khó mô, mình chịu khó một chút là làm được mà. Cái tăm chẻ nhỏ xíu mà còn làm được thì việc cuốc đất trồng cây, cho con lợn, con gà ăn cũng dễ thôi chú ạ!”.
Nói rồi, ông Ly đứng dậy khỏi bàn uống nước, đưa bàn tay lên bờ tường rồi đi một mạch ra phía sau nhà cho lợn ăn. Nhìn dáng đi nhanh nhẹn của ông Ly, chúng tôi thật sự khâm phục. Vừa đổ thức ăn cho đàn lợn, ông Ly vừa kể: “Tui áp dụng mô hình kinh tế này đã hơn 10 năm rồi, ngoài công việc của Hội Người mù, thời gian còn lại vợ chồng tui tập trung chăn nuôi lợn, gà, trồng rau màu và măng Bát độ. Nhờ đó, thu nhập của gia đình được cải thiện đáng kể, có tiền lo cho con cái học tập”.
Cùng với sự hỗ trợ của vợ là bà Lê Thị Bích, mỗi năm gia đình ông Ly nuôi gần 80 con lợn thịt, 3 con lợn nái, 500 con gà, vịt, ngan. Ngoài ra, gia đình ông còn nuôi bò nhốt chuồng, trồng 1 sào măng Bát độ, ước tính thu nhập đạt 100 triệu đồng/năm.
Ngoài việc làm kinh tế giỏi, vợ chồng ông Ly còn nuôi 3 người con ăn học thành đạt, người con gái đầu đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Quy Nhơn, người con gái thứ hai đang học năm thứ 3 ngành Đông phương học, Đại học Đà Lạt và con trai út đang học lớp 12, Trường THPT thị xã Quảng Trị.
Không chỉ vượt lên số phận để làm kinh tế giỏi, ông Ly còn là một động viên bơi lội đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi thể thao dành cho người khuyết tật của tỉnh. Ông Nguyễn Quang Hoàng, Chủ tịch Hội Người mù huyện Triệu Phong nói: “Ông Ly là một hội viên năng động, vừa làm kinh tế giỏi vừa có tài thi đấu thể thao. Chúng tôi đang phổ biến và vận động các hội viên học tập tấm gương của ông Ly, vượt lên số phận để trở thành người có ích cho xã hội”.
Related news

Là đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng giống cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh, từ cuối năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản Hà Tĩnh đã tập trung bổ sung tăng đàn, chăm sóc, nuôi vỗ tốt 3,6 tấn cá giống bố mẹ để chuẩn bị cho vụ sản xuất cá giống năm 2013.

Nằm ở vùng trũng nhất của huyện Ứng Hòa (Hà Nội), nhưng nhờ biết cách biến nhược điểm thành lợi thế, đến nay, xã Hòa Lâm đã tạo điều kiện cho nhiều mô hình trang trại đa canh phát triển. Điển hình là trang trại của ông Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long.

Mặc dù chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo đã có hiệu lực từ ngày 20-2, thế nhưng, giá mua lúa trong dân thời gian qua vẫn chưa được cải thiện và còn nhiều điều nghịch lý, từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng lúa. Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã quyết định phơi lúa trữ lại dù chi phí cho mùa vụ cũ còn đó và đang đối mặt với đầu tư vốn liếng cho vụ lúa mới.

Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.

Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.