Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Diện Tích Cà Phê Già Cỗi Sang Trồng Ca Cao

Chuyển Diện Tích Cà Phê Già Cỗi Sang Trồng Ca Cao
Publish date: Monday. November 18th, 2013

Ngoài việc tiếp tục trồng cây ca cao xen canh với vườn dừa, vườn điều, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) cũng xem xét chuyển đổi một số diện tích cà phê già cỗi ở các tỉnh Tây Nguyên sang cây ca cao.

Ngày 13-12, tại TPHCM, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức hội nghị bàn tròn thúc đẩy sự phát triển ngành ca cao Việt Nam. Mục đích của hội nghị là thảo luận làm sao để người dân không tiếp tục chặt bỏ ca cao và đưa ra những biện pháp để giúp tăng thêm diện tích trồng ca cao trong thời gian tới.

Theo ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cây ca cao được trồng ở Việt Nam vào năm 2004- 2005, khi mà nhiều diện tích đất đã trồng các loại cây trồng khác, vì thế, chỉ còn cách trồng cây ca cao xen với những cây khác như dừa, điều, cao su.

Theo Bộ NN-PTNT, thời gian qua, tại Tây Nguyên đã có một số diện tích ca cao trồng thay thế cây cà phê già cỗi đã cho năng suất cao nên sẽ xem xét đến việc chuyển một phần diện tích cà phê già cỗi sang cây ca cao, thay vì, trồng lại cà phê.

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), hiện Việt Nam có khoảng 200.000 héc ta cà phê (tương đương 30% tổng diện tích) có độ tuổi từ 20-25 năm với sản lượng trung bình 1,5 tấn/héc ta, thấp hơn gần 1 tấn/héc ta so với mức trung bình của cả nước đang cần được tái canh trong những năm tới.

Ông Phan Văn Khổng, Giám đốc Trung tâm khuyến nông Bến Tre, tỉnh có diện tích trồng ca cao lớn nhất cả nước cho biết, để phát triển cây ca cao thì phải làm sao để giá bán ca cao của người dân luôn luôn ổn định.

“Giá ca cao không ổn định trong những tháng qua là một trong những thách thức đối với việc phát triển ca cao của các tỉnh có thể trồng ca cao”, ông Khổng nói.

Thống kê của Bộ NN-PTNT, trong thời gian qua, do giá ca cao liên tiếp rớt giá nên đã có khoảng 3.000 héc ta trồng ca cao đã bị người dân chặt bỏ, chuyển sang trồng cây khác. Vì thế, hiện diện tích trồng ca cao cả nước vào khoảng 21.000 héc ta.

Lý do để người dân chặt bỏ ca cao là do giá mua của các công ty có thời điểm chỉ ở mức 3.000 đồng/kg trái tươi. Tuy nhiên, theo tính toán của người dân trồng ca cao, để không chặt bỏ cây này thì giá ca cao phải duy trì ở mức trên 5.000 đồng/kg trái tươi.

Hiện giá ca cao đang được các nhà máy máy sơ chế ca cao mua tại nhà máy với giá 5.200 đồng/kg, còn nông dân chỉ bán cho thương lái với giá 4.700 đồng/kg trái tươi, cao hơn khoảng 1.700 đồng/kg so với thời điểm trước tháng 8-2013. Tuy nhiên, theo Cục trồng trọt, Bộ NN-PTNT, mức giá này mới chỉ giúp người nông dân hòa vốn.

Theo quy hoạch của Bộ NN-PTNT, đến năm 2015 diện tích trồng ca cao của Việt Nam là 35.000 héc ta, và đạt 50.000 héc ta vào năm 2020.


Related news

Sản xuất, chế biến lúa gạo bền vững tại Việt Nam Sản xuất, chế biến lúa gạo bền vững tại Việt Nam

Tính bền vững trong sản xuất không phải “đao to búa lớn” mà chỉ là quan tâm thay thế một số những thói quen cũ, những ý thức cũ, phá bỏ một số lề lối cũ bằng những tư duy đổi mới, sáng tạo...

Wednesday. September 23rd, 2015
Ngày hội xuống đồng Ngày hội xuống đồng

Đã trở thành truyền thống, trước khi bước vào vụ đông, tỉnh Yên Bái đều tổ chức lễ phát động ra quân SX.

Wednesday. September 23rd, 2015
Các giống lúa chịu hạn Các giống lúa chịu hạn

Viện BVTV phối hợp với Chi cục BVTV Khánh Hòa vừa tổ chức hội nghị đầu bờ giới thiệu các giống lúa chịu hạn.

Wednesday. September 23rd, 2015
SV 181 Chất lượng cao, siêu năng suất khỏe bông, sạch bệnh SV 181 Chất lượng cao, siêu năng suất khỏe bông, sạch bệnh

Theo ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), để có câu trả lời chính xác cho nông dân, cần đưa giống mới về thử nghiệm trên chân đất ít có điều kiện canh tác.

Wednesday. September 23rd, 2015
Vĩnh Phúc phát triển ngô đông Vĩnh Phúc phát triển ngô đông

Vụ đông 2015, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn kiên trì chủ trương hỗ trợ SX cây trồng truyền thống, nhất là cây ngô.

Wednesday. September 23rd, 2015