Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong tái cơ cấu nông nghiệp

Phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong tái cơ cấu nông nghiệp
Publish date: Tuesday. October 20th, 2015

Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Ngọc Sơn (ảnh), Giám đốc Sở NN- PTNT tỉnh Hà Tĩnh.

 

Ông có thể sơ qua đôi nét về kết quả thực hiện tái cấu trúc nghành Nông nghiệp Hà Tĩnh trong nhiệm kỳ qua?

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng NTM được Hà Tĩnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt nhiều năm qua.

Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và ưu tiên nguồn lực, tập trung theo hướng “Doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa SX, xã hội hóa đầu tư”, theo chuỗi liên kết “vừa tập trung, vừa phân tán”, đồng nhất về giống, công nghệ SX, tạo sản phẩm có quy mô lớn.

Đến thời điểm hiện tại, Hà Tĩnh đã hình thành mới trên 8.000 mô hình, gần 1.000 DN, 560 HTX và hơn 1.600 THT.

Nhiều DN lớn như Tổng Cty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Tập đoàn CP, Cty Vinamilk, Cty Fineton Hồng Kông, Cty Chè Hà Tĩnh, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai...

đã đầu tư vào Hà Tĩnh để SX ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, xây dựng chuỗi liên kết, là “bà đỡ” cho SX nông hộ, thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác, DN vừa và nhỏ ở nông thôn, góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ, chất lượng tăng trưởng nông nghiệp.

Định hướng của nhiệm kỳ tới là gì thưa ông?

Nghị quyết Đại hội Đảng lần này đề ra thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 65 triệu đồng; có ít nhất 50% số xã, 3-4 huyện đạt chuẩn NTM; không còn xã dưới 10 tiêu chí.

Phát triển rau, củ quả trên vùng đất cát ven biển

Để thực hiện được mục tiêu trên, tỉnh sẽ tổ chức thực hiện thành công Tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, công nghệ cao, gắn với xây dựng NTM, với nội dung cốt lõi là phát triển các chuỗi liên kết SX hiệu quả, hướng đến chuỗi giá trị bền vững với định hướng

“Tổ chức lại SX nông hộ, THT, HTX, DN vừa và nhỏ theo hướng liên kết với các DN lớn theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ tiên tiến, SX sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, giá thành hợp lý, gắn với thương hiệu của DN, đáp ứng yêu cầu cao của thị trường hội nhập”.

Tỉnh sẽ tập trung hoàn thiện cơ chế, tạo động lực mạnh mẽ khuyến khích phát triển hai tác nhân cơ bản trong chuỗi liên kết SX nông nghiệp, là DN và hộ nông dân, thông qua THT, HTX, tạo mối liên kết bền vững giữa các bên, phấn đấu mỗi xã có ít nhất 3-5 DN, 5-7 HTX, 10-15 THT và 30-35% hộ SX có liên kết.

Làm như thế nào để thực hiện được mục tiêu trên?

Tỉnh sẽ thu hút các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào nông nghiệp, hàng hóa chủ lực, tạo chuỗi giá trị khép kín từ SX đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, sẽ tạo quỹ đất quy mô lớn cho các DN đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với điều kiện tiên quyết là phải liên kết mở rộng quy mô SX với các hộ nông dân, THT, HTX, DN vừa và nhỏ; khuyến khích mạnh mẽ ứng dụng khoa học công nghệ vào SX thông qua DN, nhất là công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, tạo sự đồng nhất về giống, công nghệ và sản phẩm.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, áp dụng cơ chế, chính sách đủ mạnh cho SX giống, phát triển các cơ sở bảo quản, chế biến gắn với vùng nguyên liệu, tạo bước đột phá phát triển SX, nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản trên thị trường.

Hà Tĩnh cũng sẽ tiếp tục ưu tiên khuyến khích phát triển mạnh các loại hình HTX có các hoạt động hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế hộ, đồng thời khuyến khích tăng quy mô kinh tế nông hộ, để nâng cao hiệu quả hợp tác, bằng việc đẩy mạnh tích tụ, tập trung ruộng đất;

Kuyến khích phát triển đa dạng các loại hình liên kết giữa các DN với hộ nông dân, gia trại, trang trại, THT, HTX, DN vừa và nhỏ, tạo bước đột phá cho tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó tập trung đưa chăn nuôi trở thành một ngành công nghiệp, phấn đấu đạt trên 60% trong cơ cấu nông nghiệp của Hà Tĩnh.

Tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh liên kết giữa mô hình nuôi tôm với các Cty lớn;

Thí điểm liên kết nuôi cá mú công nghệ cao; xây dựng cơ sở SX giống, nhà máy chế biến, từng bước hình thành chuỗi liên kết SX tôm, cá mú phát triển bền vững; cùng với việc phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong khai thác tiềm năng, lợi thế kinh tế biển.

Ngoài ra, sẽ tiếp tục hỗ trợ các DN SX rau củ quả trên cát công nghệ cao, để mở rộng quy mô chuỗi liên kết, trở thành DN chủ lực trong khai thác lợi thế vùng đất cát hoang hoá ven biển.

SX chè theo chuỗi giá trị chè bền vững, nâng cao chất lượng, mở rộng SX, nhằm xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường khó tính.

Nuôi tôm cho lợi nhuận cao ở huyện Lộc Hà

Sớm triển khai Dự án “Khôi phục và phát triển các sản phẩm nông sản đặc sản Việt Nam” của Tập đoàn Vingroup, với 2 sản phẩm là cam, bưởi thành liên kết, đa dạng chuỗi liên kết SX lúa giữa hộ nông dân với các HTX, DN, thông qua tổ chức SX theo cánh đồng lớn.

Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang SX cây trồng cạn, cây thức ăn chăn nuôi, phấn đấu đạt trên 140 triệu đồng/ha/năm; xúc tiến đầu tư dự án chế biến sâu sản phẩm gỗ, cùng với việc phát triển chuỗi liên kết trồng rừng gỗ lớn, phát huy lợi thế kinh tế từ rừng và đất lâm nghiệp, nâng cao đời sống người dân sống gần rừng, góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Với định hướng, chiến lược và các cơ chế, chính sách rõ ràng trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của Hà Tĩnh tin chắc rằng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh sẽ là cú đột phá mạnh nhằm đưa Hà Tĩnh nhanh chóng trở thành tỉnh giàu mạnh trong khu vực.

Xin cảm ơn ông!

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa 18, nhiệm kỳ 2015- 2020 đề ra: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 22%/năm;

GDP bình quân đầu người đạt trên 120 triệu đồng;

Thu nhập bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng; trên 50% số xã và 3-4 huyện đạt chuẩn NTM; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%;

Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,5 - 3%/năm theo chuẩn mới.

Về xây dựng Đảng, hằng năm có trên 70% tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh; bình quân mỗi năm kết nạp trên 3.500 đảng viên.

Xây dựng thành phố Hà Tĩnh đạt đô thị loại II; thị xã Hồng Lĩnh và thị xã Kỳ Anh đạt đô thị loại III.


Related news

Nuôi Vịt Xiêm Trái Vụ Nuôi Vịt Xiêm Trái Vụ

Trong những năm qua, nghề nuôi vịt đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn TX Quảng Yên (Quảng Ninh) triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên giống vịt của các hộ trên địa bàn chủ yếu là vịt cỏ, bầu cánh trắng, vịt kakicampel nên chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, chi phí đầu tư cao.

Friday. January 3rd, 2014
Dự Án Trồng Thí Điểm Cà Phê Ở Tủa Chùa Thất Bại Nhìn Thấy Dự Án Trồng Thí Điểm Cà Phê Ở Tủa Chùa Thất Bại Nhìn Thấy

Nhưng đến nay, sau hơn 1 năm triển khai trồng thí điểm, dự án được đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện đánh giá không đạt yêu cầu do có đến 30% diện tích cà phê trồng thí điểm bị chết, diện tích cây cà phê còn sống phát triển chậm.

Wednesday. December 11th, 2013
Sẽ Tăng Cường Các Kênh Quảng Bá Thực Phẩm Sạch Sẽ Tăng Cường Các Kênh Quảng Bá Thực Phẩm Sạch

Trên địa bàn ngoại thành TP.HCM và các tỉnh lân cận đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi “sạch” để có những sản phẩm thịt an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít các sản phẩm như thế đến với người tiêu dùng do khâu quảng bá.

Friday. January 3rd, 2014
Trồng 36 Ha Cây Đương Quy Trồng 36 Ha Cây Đương Quy

Từ việc thử nghiệm thành công mô hình trồng cây đương quy, vụ đông xuân năm 2013 - 2014, huyện Bát Xát (Lào Cai) hỗ trợ 520 hộ dân ở 6 xã của huyện, gồm: Y Tý, Nậm Pung, Pa Cheo, Bản Xèo, Nậm Chạc, A Mú Sung mở rộng diện tích trồng cây dược liệu đương quy lên 36 ha.

Wednesday. December 11th, 2013
Cây Rau Cây Rau "Vàng" Ở Xuân Đông

Dù giữa trưa, trời nắng chang chang nhưng nhiều nông dân xã Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) vẫn ở ngoài ruộng chăm sóc và thu hoạch rau cải bắp, cải muối dưa. Những gương mặt mồ hôi đầm đìa vẫn cười tươi rói cho biết năm nay rau Xuân Đông trúng mùa.

Wednesday. December 11th, 2013