Nông Dân Nuôi Tôm Công Nghiệp Cần Được Tiếp Sức
Năm 2012, Đề án nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi tại huyện Năm Căn thực hiện đạt thấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch đề ra là chuyển đổi 200 ha sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ đạt hơn 31 ha.
Nhiều hộ dân cho rằng, vùng đất Năm Căn khó nuôi tôm công nghiệp, khi huyện phát động chuyển đổi nuôi tôm nông dân không dám làm. Thực tế đây không phải là nguyên nhân chính, bởi những nông dân mạnh dạn chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp đều cho rằng nếu có vốn, kỹ thuật và đủ điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp thì nông dân sẽ mạnh dạn chuyển đổi nuôi.
Ông Tô Văn Châu, ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới, là hộ dân nuôi tôm công nghiệp thành công. Trước Tết Nguyên đán vừa rồi, ông đã thu hoạch tôm thẻ chân trắng, với diện tích khoảng 6.000 m2, thu về gần cả tỷ đồng. Việc chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp thành công của ông Châu một lần nữa khẳng định vùng đất Năm Căn vẫn có thể nuôi tôm công nghiệp.
Ông Tô Văn Châu chia sẻ, địa bàn xã ít người chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp, không phải họ không muốn mà vì chưa có ai làm mô hình điểm để học theo. Mô hình của ông thành công chắc sẽ có nhiều bà con bắt tay vào làm ở mùa vụ mới này.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay vẫn là nguồn điện phục vụ sản xuất của địa phương không đáp ứng cho việc nuôi tôm công nghiệp.
Ông Tô Văn Châu cho biết, vụ vừa qua, nếu đủ điện thì năng suất tôm thu hoạch đợt này sẽ cao hơn 7 tấn. Nếu không kéo được điện 3 pha, ngành chức năng cũng phải nâng công suất bình quân lên để nông dân chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp. Trong điều kiện thiếu điện, thiếu vốn và kỹ thuật mập mờ thì chủ trương này khó thành công.
Kinh tế chủ lực của Năm Căn là nuôi thuỷ sản, thế nhưng trong năm 2012, kế hoạch chuyển sang nuôi tôm công nghiệp để tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cho người dân chưa đạt như mong muốn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và nguồn thu của địa phương. Năm 2013, huyện Năm Căn phấn đấu thực hiện thêm 77 ha tôm nuôi công nghiệp.
Ông Nguyễn Đức Trung, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết, kết quả thực hiện sẽ cao hơn nếu như việc áp dụng mang tính đồng bộ từ quy hoạch đến hỗ trợ vốn, kỹ thuật và lắp đặt điện kế phục vụ sản xuất cho bà con. Khi những giải pháp đồng bộ được thực hiện thì nghề nuôi tôm của bà con mới giảm bớt rủi ro.
Related news
Anh Lê Văn Hiệp (sinh năm 1979, xã An Phước, huyện Long Thành - Đồng Nai) được biết đến như một người “mê” làm giàu và có nhiều sáng kiến để phát triển kinh tế.
Đây là cách nuôi mới, thay đổi kỹ thuật xử lý chất thải, nhằm phát triển chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo tốt yếu tố môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về tính hiệu quả và tác động khác của mô hình giữa các cơ quan quản lý nhà nước, những hộ chăn nuôi với các nhà khoa học. Hội thảo đánh giá thực trạng chăn nuôi trên đệm lót sinh học do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tổ chức ngày 27-11-2014 đã phân tích rõ mặt được và chưa được của mô hình.
Bất chấp những khuyến cáo của doanh nghiệp và ngành chức năng, người trồng hành tím ở Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vẫn quyết định trữ hành để chờ giá. Hệ quả là 30.000 tấn hành tím thương phẩm đến nay vẫn chưa có nơi tiêu thụ, đang trong giai đoạn hư hỏng.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang và các địa phương đã xây dựng được 4.215ha các mô hình nhân giống lúa chất lượng cao, sản xuất lúa chất lượng cao, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.
Mô hình này lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở xã Phước Mỹ, tạo nghề mới để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cho nông dân. Mô hình rất phù hợp với chăn nuôi gia đình vì kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ áp dụng, tận dụng được nguồn lao động và một số loại thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp, thời gian vỗ béo ngắn, ít rủi ro hơn những đối tượng vật nuôi khác.