Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chật Chội Dịch Vụ Hậu Cần Trên Biển

Chật Chội Dịch Vụ Hậu Cần Trên Biển
Publish date: Tuesday. October 14th, 2014

Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền làm nghề khai thác ở vùng biển xa bờ của Bình Thuận đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, dịch vụ hậu cần trên biển cho ngư dân (tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thu mua hải sản) vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của những chuyến đánh bắt cũng như ngành thủy sản của địa phương.

Theo ước tính, bình quân mỗi năm sản lượng khai thác hải sản của Bình Thuận đạt khoảng 170.000 – 175.000 tấn các loại. Để nâng cao hiệu quả khai thác, những năm qua ngư dân Bình Thuận ngày càng chú trọng đến việc đầu tư đóng mới tàu thuyền công suất lớn vươn khơi bám biển.

Các tàu thuyền làm nghề dịch vụ hậu cần trên biển cho ngư dân cũng phát triển theo. Ngoài việc tiếp nhiên liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho ngư dân ngay ở ngư trường, đội tàu làm dịch vụ hậu cần còn thực hiện thu mua hải sản của các tàu thuyền khai thác khác. 

Anh Đỗ Văn Thanh – chủ vựa cá Bích Thanh (chợ cá Cồn Chà - Cảng cá Phan Thiết) cho biết, trước đây để phục vụ cho việc đánh bắt cá, anh Thanh đã đầu tư đóng mới nhiều tàu thuyền công suất lớn, khai thác ở tuyến khơi và luôn tìm kiếm, mở rộng các ngư trường đánh bắt. Ở vùng khơi xa, tàu thuyền có thể đánh bắt được các loại hải sản lớn có giá trị kinh tế hơn so với gần bờ, lợi nhuận sau những chuyến biển ấy cũng khá cao.

Tuy nhiên, khi khai thác xa bờ anh nhận thấy, ở vùng khơi xa, dịch vụ hậu cần trên biển còn nhiều hạn chế, vì vậy năm 2009 anh đã chuyển 3 tàu sang làm dịch vụ thu mua hải sản của ngư dân. Mỗi năm 3 chiếc tàu này thu mua khoảng 2.000 tấn hải sản các loại của tàu thuyền khai thác trên biển.

Theo ông Huỳnh Quang Huy – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận: “Hơn 5 năm trở lại đây, đội tàu làm dịch vụ hậu cần trên biển của Bình Thuận đã phát triển khá nhanh. Hiện toàn tỉnh có khoảng 150 tàu thuyền đăng ký làm nghề dịch vụ hậu cần trên biển, trong đó nhiều nhất là Phú Quý với khoảng 100 chiếc.

Về cơ bản, hoạt động của các đội tàu hậu cần khá hiệu quả, giúp cho những chuyến biển của ngư dân có thể kéo dài thêm thời gian. Song, trên thực tế, dịch vụ hậu cần của Bình Thuận chưa đáp ứng được kỳ vọng của ngư dân.

Trong số 150 tàu thuyền đăng ký làm nghề dịch vụ hậu cần thì chỉ một số ít (5 chiếc) là thu mua tất cả các loại hải sản, còn lại chỉ thu mua chuyên về một loại mặt hàng nào đó”. Điều này đã ảnh hưởng đến việc vươn khơi bám biển của ngư dân, bởi những chuyến đánh bắt ngoài khơi xa thường phải kéo dài nhiều ngày, có chuyến kéo dài cả tháng hoặc lâu hơn.

Ông Nguyễn Thanh Bình - một ngư dân ở phường Bình Tân - thị xã La Gi cho biết: Chi phí cho một chuyến biển có khi phải mất hàng trăm triệu đồng, chủ yếu là phí tổn nhiên liệu. Nếu tàu ra vào nhiều lần thì vừa tốn thêm tiền dầu vừa tốn thời gian. Hơn nữa, do ngư dân vẫn chưa tiếp cận được với công nghệ bảo quản hải sản mới nên khi tàu vào bờ, giá trị hàng hóa giảm đi một phần.

Nhằm tháo gỡ khó khăn trên, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho ngư dân như: hỗ trợ nhiên liệu, bảo hiểm thuyền viên, bảo hiểm thân tàu, máy thông tin liên lạc.

Đối với phát triển dịch vụ hậu cần trên biển, thời gian qua Chi cục Thủy sản đã tích cực tìm  kiếm đối tác, cá nhân, đơn vị nhằm mở rộng hoạt động dịch vụ này. Đồng thời tuyên truyền, vận động các tàu thuyền thành lập các tổ đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong khai thác, thu mua, tiếp nhiên liệu. Ông Huỳnh Quang Huy cho biết thêm, việc làm này đã được Chi cục Thủy sản tiến hành trong nhiều năm nay và thu được hiệu quả khá tốt.

Cùng với đó, với việc Nghị định 67 ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực, hứa hẹn ngành thủy sản các địa phương, trong đó có đội tàu làm dịch vụ hầu cần sẽ được tạo đà phát triển nhanh hơn.


Related news

Người Nuôi Cá Nước Lạnh Lao Đao Người Nuôi Cá Nước Lạnh Lao Đao

Sa Pa được mệnh danh là “thiên đường” của loài cá nước lạnh bởi khí hậu đặc trưng và nguồn nước dồi dào. Nhiều tỉ phú phất lên từ nghề nuôi cá nước lạnh, nhưng rồi nghề “bạc tỷ” này không tránh khỏi quy luật thăng, trầm.

Thursday. February 13th, 2014
Chuẩn Bị Tốt Các Điều Kiện Cho Vụ Nuôi Thủy Sản Xuân Hè Chuẩn Bị Tốt Các Điều Kiện Cho Vụ Nuôi Thủy Sản Xuân Hè

Trong những ngày đầu xuân mới, cùng với bà con nông dân trồng lúa đã tích cực xuống đồng, các hộ nuôi và các doanh nghiệp nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nam Định đang tích cực cải tạo ao, đầm và chuẩn bị các điều kiện cần thiết bước vào vụ nuôi xuân hè.

Thursday. February 13th, 2014
Thừa Thiên Huế Giúp Dân Vào Vụ Nuôi Mới Thừa Thiên Huế Giúp Dân Vào Vụ Nuôi Mới

Sau mỗi vụ nuôi, lượng mùn bã hữu cơ của vật nuôi tích tụ lắng đọng nhiều ở đáy ao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Công tác cải tạo ao nuôi đóng vai trò rất quan trọng, do đó người nuôi cần phải tiến hành nhiều biện pháp cải tạo ao hồ sau đó mới thả nuôi.

Thursday. February 13th, 2014
Cá Tra Đi Mỹ Chưa Bị Ảnh Hưởng Trong Năm Nay Cá Tra Đi Mỹ Chưa Bị Ảnh Hưởng Trong Năm Nay

Ngày 7-2-2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký quyết định thông qua dự luật nông nghiệp năm 2014 của Mỹ, trong đó có nội dung đưa cá tra/basa Việt Nam vào chương trình thanh tra, giám sát của họ. Theo nhận định của một số nhà chuyên môn, điều này ít nhiều sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào Mỹ nhưng nhanh nhất cũng phải đầu năm 2015.

Thursday. February 13th, 2014
Xuất Khẩu Cá Ngừ Hạn Chế Vì Thiếu Nguyên Liệu Xuất Khẩu Cá Ngừ Hạn Chế Vì Thiếu Nguyên Liệu

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), trong năm 2013, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 526 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2012.

Thursday. February 13th, 2014