Thanh long rớt giá thảm hại
Nửa tháng trở lại đây, giá thu mua thanh long xuất khẩu tại vườn liên tục giảm mạnh. Loại đẹp nhất dành cho xuất khẩu giờ chỉ được mua với giá từ 4.000 – 5.000 đồng/kg. Hàng xuất khẩu loại thường có giá 3.000 đồng/kg. Thanh long có vết đốm trên vỏ do nấm bệnh giá chỉ từ 500 đến 1.000 đồng/kg. Với giá bán như thế, chủ vườn có thanh long thu hoạch vào thời điểm này bị thua lỗ nặng. Theo bà con, thanh long chính vụ phải đạt giá từ 6.000 đồng trở lên, nông dân mới có lời.
Ông Võ Văn Ba ở xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc buồn bã nói: “Tôi bán giá thành hiện nay là 3.000 đồng/1kg và 3 tấn được 9 triệu đồng. Chi phí phân thuốc, không kể tiền công của mình bỏ ra, tính ra không có lãi”.
Theo các cơ sở thu mua, giá thanh long giảm mạnh do thị trường Trung Quốc giảm sức tiêu thụ.
Chị Lê Thị Thu Nhi, vựa thanh long xuất khẩu Thanh Xuân, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam cho biết: “Do bên Trung Quốc hàng không có tiêu thụ được, bị ế chợ; thanh long bên đây thu hoạch nhiều, lại bị nấm bệnh nhiều nữa, nên giá hạ”.
Related news
Ông Lê Văn Tẩu, ở ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, trồng 1,5ha dưa lê cho biết: Trồng dưa lê chỉ 2,5 tháng là thu hoạch, chi phí đầu tư thấp do ít sâu bệnh, sản phẩm làm ra được Cty Hồng Huế (Tiền Giang) và Cty Hoàng Vinh (TP.HCM) bao tiêu với mức giá ổn định từ 6.000 -10.000đ/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi gần 200 triệu đồng.
Đại diện chợ Phạm Văn Hai cho biết giá tôm, mực có nhích lên do nhu cầu làm khô cho dịp tết nhiều. Thịt bò cũng tăng giá. Bò phi lê mỗi ký tăng 10.000 đồng lên mức 260.000 đồng/kg, thịt đùi 240.000-250.000 đồng/kg. Một tiểu thương cho biết do nguồn cung không đủ cầu nên giá có tăng.
Chuẩn bị cúng tất niên và đãi thợ, cuối tuần qua, chị Nguyễn Thị Hằng - vợ một nhà thầu xây dựng ngụ quận 7, TP HCM - gọi điện cho mối quen ở Long An đặt mua 10 con gà ta loại ngon thì được báo giá 90.000 đồng/kg (gà lông), tăng 10.000 đồng/kg so với giá bán cách nay 1 tháng với lý do “giá Tết”.
Với 4 nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt là trồng cây khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai đã góp phần tích cực trong việc giúp nông dân bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa tại địa phương.
13 năm trước, vào thời điểm đầu năm 2002, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai mô hình trồng giống cam Vinh, cam Canh và bưởi Diễn tại cánh đồng bản Hồng Lếch Cang, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên. 3 năm sau, những quả ngọt đầu tiên đến với người nông dân Hồng Lếch Cang. Cam, bưởi sai trĩu cành, khách hàng, thương lái tấp nập kéo đến mua. Nguồn lợi từ bán cam, bưởi mang lại niềm hi vọng lớn cho người dân nơi đây.