Hội Thảo Khoa Học Đánh Giá Thực Trạng Và Nguyên Nhân Suy Thoái Môi Trường Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày 20/3, tại UBND huyện Cầu Ngang, Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức Hội thảo Khoa học kỹ thuật nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân suy thoái môi trường vùng nuôi trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh và đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng nuôi.
Hơn 50 đại biểu đại diện các Sở, ngành tỉnh, các phòng ban, ngành huyện Cầu Ngang và Duyên Hải tham dự.
Hội thảo thông qua giải pháp tổng thể phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững như: cần lực chọn, lập quy hoạch và xây dựng những vùng, khu nuôi thâm canh lâu dài có cấu trúc đáp ứng yêu cầu nuôi bền vững; điều tra khảo sát ý kiến cộng đồng vùng nuôi tôm thâm canh ven biển nhằm xác định cụ thể khó khăn về nguồn nước, giao thông, điện…; cần tách bạch vùng nuôi mặn, lợ với vùng sản xuất nông nghiệp; xây dựng một số mô hình mẫu (cấu trúc ô ruộng, công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải…) nuôi thâm canh có sự hỗ trợ của Nhà nước; vấn đề cấp ngọt cho vùng ven biển, vừa phục vụ đời sống, phát triển kinh tế và phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Đồng thời khuyến cáo một số nội dung về nuôi tôm thâm canh ven biển Trà Vinh: sử dụng phế phẩm sinh học trong điều kiện thật cần thiết và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên khuyến ngư; ứng dụng công nghệ nuôi tôm trên bạt của miền Trung, nuôi trên diện tích nhỏ nhưng tăng mật độ thả, áp dụng chế độ hút chất thải ra ngoài hàng ngày như là một chế độ thay nước cho ao nuôi, năng suất đạt 20 tấn/ha; trao đổi kinh nghiệm về phương pháp chế tạo thức ăn tươi cho tôm, tiến tới giảm thức ăn công nghiệp xuống mức dưới 50% nhằm tăng cường các loại vitamin cho tôm đồng thời giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho con tôm...
Related news
Tuy nhiên, trong vụ mùa năm 2014 này, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật (KH-KT) nên tại huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, hàng ngàn người dân đã được mùa lớn bưởi Phúc Trạch, không chỉ cả về sản lượng, chất lượng quả rất tốt, hình thức đẹp như mong đợi mà còn bán được giá cao, góp phần hồi sinh lại quả đặc sản vốn nổi tiếng cả nước này.
Từ 2 triệu đồng tiền vốn, chị Trần Thị Nói, một người phụ nữ miền Tây đã vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi rắn hổ hèo.
Nhiều hộ nông dân ĐBSCL trồng khóm (dứa) xử lý cho ra trái vụ nghịch đang rất phấn khởi, vì đầu ra thuận lợi và giá bán đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Đầu tư máy cuốn rơm để làm thuê là một dịch vụ mới cho nghề trồng lúa và giải quyết được những trở ngại khi máy gặt đập liên hợp (GĐLH) vãi trên đồng.
Sở dĩ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn thấp do lợi nhuận không tăng mà ngày càng giảm. Quy mô vốn đầu tư cho SXKD đối với lĩnh vực nông nghiệp ngày càng lớn và tập trung, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư tín chấp ưu đãi còn quá khó khan.