Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quả Ngọt Trên Đất Cằn

Quả Ngọt Trên Đất Cằn
Publish date: Monday. February 24th, 2014

Hơn 6 năm qua, nhờ trồng dứa trái vụ, nông dân thôn Tuấn Thịnh, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã khai thác hiệu quả quỹ đất đồi bãi, cải thiện cuộc sống.

Trước đây, hộ anh Phùng Đức Thọ trồng dứa xen vải thiều. Dứa chính vụ thu hoạch vào tháng 5- 6 dương lịch. Thời điểm đó, nhiều loại quả khác cùng cho thu hoạch nên giá dứa rẻ. Trời nắng nóng, mưa nhiều, dứa nhanh bị hỏng, thu nhập chẳng đáng là bao.

Trồng vải thiều cũng không hiệu quả. Anh Thọ trăn trở tìm loại cây khác thay thế nhưng thấy không phù hợp. Thế rồi, năm 2007 trong lần sang huyện Lục Nam tìm hiểu, anh biết nhiều đồi dứa ra quả trái vụ bán được giá. Học được quy trình phun chế phẩm sinh học vào nõn dứa để điều chỉnh thời gian cây ra hoa, ra quả theo ý muốn, anh phá bỏ 1 ha vải thiều để trồng dứa.

Sau một thời gian chăm sóc, cây sinh trưởng, phát triển tốt. Vụ đầu tiên, anh bán được hơn 20 tấn quả, thu gần 70 triệu đồng, lãi gấp 3- 4 lần dứa chính vụ. Kết quả này tạo động lực cho anh chuyển nốt 3 ha còn lại sang trồng dứa. Với diện tích 4 ha, gia đình thu lãi 300 - 400 triệu đồng/năm.

Nhận thấy mô hình này phù hợp với điều kiện đồng đất của Tuấn Thịnh, nhiều hộ khác đã học làm theo. Thôn mời cán bộ khuyến nông xã về mở các lớp tập huấn cho bà con, khuyến khích mở rộng diện tích. Kinh nghiệm của người dân Tuấn Thịnh cho thấy, trước khi trồng cần làm đất tơi xốp, bón vôi bột và phân NPK.

Khi cây có 15-16 lá bón NPK lần hai và phun thuốc chế phẩm sinh học vào nõn. Thời gian phun thành nhiều lần từ tháng 9 đến tháng 11. Sau khi phun một tháng cây ra quả và sau hai tháng tiếp theo được thu hoạch. Do biết cách rải vụ nên quanh năm Tuấn Thịnh có dứa chín.

Trưởng thôn Phùng Đức Giới cho biết: "Hiện nay thôn có 300 hộ thì hơn 50% số hộ chuyên trồng dứa, gần 1/3 trong số đó trồng từ 1-3 ha. Tổng diện tích trồng dứa của cả thôn khoảng 17 ha. Từ khi biết trồng dứa trái vụ, nhiều nông dân trong thôn đã trở nên giàu có”.


Related news

Vĩnh Linh phát triển đàn bò lên gần 10.000 con Vĩnh Linh phát triển đàn bò lên gần 10.000 con

Trước đây, các hộ gia đình nông dân ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) chăn nuôi bò theo quy mô nhỏ lẻ, mỗi hộ thường nuôi từ 1 đến 2 con. Những năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững nên được các hộ gia đình đầu tư để phát triển đàn bò trên quy mô lớn, mỗi hộ nuôi từ 5 đến 10 con, nhiều hộ có đàn bò lên đến trên 20 con.

Friday. July 31st, 2015
Hoằng Phụ (Thanh Hóa) mở rộng diện tích nuôi thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững Hoằng Phụ (Thanh Hóa) mở rộng diện tích nuôi thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có tổng diện tích 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp và 94 ha vùng ngoại đê. Đối với diện tích vùng ngoại đê, UBND xã Hoằng Phụ chỉ đạo chủ ao đầm nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối tượng chính, đồng thời mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng, vẹm, ngao...

Friday. July 31st, 2015
Quảng Ninh có hơn 400ha nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ mất trắng Quảng Ninh có hơn 400ha nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ mất trắng

Theo tin từ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đợt mưa lớn kéo dài trong các ngày từ 26 đến 28/7 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Friday. July 31st, 2015
Mở rộng diện tích nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa Mở rộng diện tích nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa

Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long đang đầu tư mở rộng từ 2.000 mét vuông tăng lên 3.000 mét vuông diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa, Đà Lạt, dự kiến đạt tổng sản lượng trên dưới 10 tấn/năm, trong đó chiếm 70% cá tầm và 30% cá hồi. Sau 4 năm (2006 - 2010) phát triển hiệu quả nghề nuôi cá nước lạnh, từ quy mô hộ gia đình đã vươn lên thành quy mô Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long với lợi nhuận thu về ổn định hàng năm trên dưới 100 triệu đồng/1.000 mét vuông.

Friday. July 31st, 2015
Tháo gỡ vướng mắc để chuỗi liên kết bền vững Tháo gỡ vướng mắc để chuỗi liên kết bền vững

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia. Qua gần một năm triển khai, các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.

Friday. July 31st, 2015